Thực phẩm có thể giúp tạo ra tâm trạng hưng phấn và thoải mái cho trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn về chế độ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch giúp bé khỏe mạnh trong mùa dịch. Được biết, sức khỏe đường ruột có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần. Dịch bệnh COVID-19 đã gây căng thẳng cho trẻ em bởi vì chúng không thể gặp gỡ bạn bè và giáo viên của mình một cách thường xuyên và không được chơi tự do ngoài trời.
Chế độ ăn phòng bệnh chính là chế độ ăn lành mạnh cho cơ thể, kèm với môi trường sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh gây căng thẳng cho trẻ. Trong đó bao gồm nhưng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rau củ có thể giúp thúc đẩy cảm giác hạnh phúc và sức khỏe tổng thể ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ em thường kén ăn và có thể không phải lúc nào cũng ăn theo chế độ phù hợp với chúng.
Bà Zamurrud M Patel, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Global, Mumbai (Ấn Độ) cho biết: “Chế độ ăn uống thiếu thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất như kẽm và acid folic có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần”.
Rau củ, trái cây là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết cho trẻ.
Chế độ ăn uống cân bằng của trẻ cần bắt đầu ngay từ khi trẻ bước sang 1 tuổi. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng về thể chất và phát triển trí não của trẻ tốt hơn. Dưới đây là những thực phẩm cần có trong chế độ ăn của trẻ để có sức khỏe tâm thần tốt hơn theo khuyến nghị của chuyên gia.
- Trái cây và rau có màu đỏ và vàng như cà rốt, ớt chuông, đu đủ... là những nguồn giàu vitamin A - một chất chống oxy hóa mạnh.
- Chuối là một nguồn cung cấp vitamin B6 và các chất dinh dưỡng thực vật. Nó cũng là một nguồn chất xơ tốt và giữ cho ruột khỏe mạnh.
- Tỏi và hành tây có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm tốt, giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và thúc đẩy sức khỏe tế bào tốt.
- Các loại rau lá xanh có chứa một lượng đáng kể các vitamin như A, C, K và nhiều loại vitamin B bao gồm folate (B9). Chúng cũng là một nguồn cung cấp các khoáng chất như calci, sắt, magie, mangan và kali cùng với rất nhiều chất xơ.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Thực phẩm giúp bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.