Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm sao để nàng không còn đau đớn vì “chuyện ấy”?

Đau khi quan hệ tình dục là tình trạng thường gặp ở nữ giới, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu mà còn có thể làm rạn nứt tình cảm của các cặp đôi. Vì thế cần khắc phục sớm tình trạng này sẽ giúp cả hai cùng thỏa mãn trong “chuyện ấy”.

Nhiều phụ nữ bị đau trong và sau khi quan hệ tình dục.

Cảm giác đau sau quan hệ tình dục phổ biến hơn bạn nghĩ. "Cứ ba phụ nữ thì có một người bị đau trong hoặc sau khi quan hệ", bác sỹ Michael Ingber, giám đốc khoa tiết niệu và phụ khoa của Hệ thống Y tế Saint Clare ở New Jersey, Mỹ cho biết.

Có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác đau trong và sau khi quan hệ cùng với một số phương pháp có thể giúp bạn cải thiện. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Theo Quỹ Thận Quốc gia Mỹ, cứ 5 phụ nữ thì có 1 người bị nhiễm trùng đường tiết niệu tại một thời điểm nào đó trong đời. Đau bên trong và xung quanh vùng kín là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Bác sỹ Ingber cho biết tình trạng sưng tấy do nhiễm trùng "có thể gây ra co thắt ở các cơ xung quanh các cơ quan vùng chậu".

Khi bạn quan hệ tình dục, "cậu bé" tiếp xúc nhiều lần với thành âm đạo, điều này khiến những cơn co thắt có thể trở nên mạnh hơn và gây đau đớn.

Bạn nên làm gì: Nếu bạn có các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu khác, chẳng hạn như nước tiểu có mùi hoặc đau khi đi tiểu, hãy đến các bác sỹ để được thăm khám kịp thời.

“Cậu bé” quá lớn

Bác sỹ Ingber giải thích: "Kích thước đóng một vai trò quan trọng trong các cơn đau sau khi quan hệ tình dục". Nếu đối phương của bạn có kích thước “cậu bé” lớn, nhóm cơ xung quanh âm đạo và các cơ quan vùng chậu khác có thể bị co cứng và giữ nguyên như vậy đến cuối “cuộc yêu”.

Bạn nên làm gì: Nếu “cậu bé” của đối phương đặc biệt to và sau khi quan hệ tình dục khiến bạn có cảm giác đau rát, hãy thử các tư thế giúp “cậu bé” vừa vặn hơn với “cô bé” để không gây đau đớn khi làm “chuyện ấy”.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường bên trong buồng trứng. 90% là các khối u lành tính và có xu hướng tự tan trong 2-3 tháng mà bạn thậm chí không biết. Đau sau khi quan hệ là một trong những vấn đề hàng đầu mà bệnh nhân u nang buồng trứng gặp phải.

Đôi khi u nang buồng trứng gây ra cơn đau nhức nhối, thường là ở phía dưới bên phải hoặc phía dưới bên trái của khung chậu. "Nếu đủ lớn, u nang buồng trứng có thể gây đau bụng, chuột rút trong và sau khi quan hệ tình dục", bác sỹ sản phụ khoa Kecia Gaither, làm việc tại Bệnh viện NYC Health+ cho biết.

Bạn nên làm gì: Hầu hết các u nang buồng trứng đều có kích thước dưới 10cm, nhưng một số u nang có thể phát triển lớn hơn nhiều và gây đau đớn. Siêu âm sẽ giúp bạn biết mình có u nang buồng trứng hay không để có phương án xử lý kịp thời.

Lạc nội mạc tử cung

Theo tiến sỹ Gaither, ước tính cứ 10 phụ nữ thì có một người bị lạc nội mạc tử cung - tình trạng mô tử cung di chuyển vào khoang chậu. Mô này có thể dính ở bất cứ đâu trong cơ thể nhưng thông thường nó nằm trong khoang chậu và tạo thành u nang trên buồng trứng, phúc mạc, bàng quang và xung quanh cơ vùng chậu. Nếu mô này dính vào phía sau âm đạo, quan hệ tình dục có thể gây đau.

Lạc nội mạc tử cung gây đau ngay cả khi không làm chuyện ấy

Lạc nội mạc tử cung gây đau ngay cả khi không làm "chuyện ấy".

Không phải tất cả phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung đều đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Các dấu hiệu khác của lạc nội mạc tử cung bao gồm đau bụng kinh và đau vùng chậu kéo dài cả tháng, ngay cả khi không quan hệ.

Bạn nên làm gì: Dùng thuốc và phẫu thuật có thể làm giảm các triệu chứng của lạc nội mạc tử, vì vậy hãy gặp bác sỹ nếu bạn nghi ngờ.

Dị ứng với tinh dịch

Mặc dù tình trạng này rất hiếm nhưng dị ứng tinh dịch có thể xảy ra. Theo một nghiên cứu từ Đại học Cincinnati, có khoảng 40.000 phụ nữ ở Mỹ bị dị ứng với tinh dịch của bạn tình.

Các triệu chứng có thể gặp phải như sưng tấy hoặc ngứa vùng kín. Bác sỹ Ingber cho biết: "Phụ nữ có thể cảm thấy nóng rát nghiêm trọng, dịch tiết âm đạo nhiều và thậm chí có các phản ứng toàn thân như ớn lạnh, sốt và huyết áp thấp". Nếu bạn quan hệ tình dục với bao cao su và không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào như trên, dị ứng tinh dịch có thể là thủ phạm.

Nên làm gì: Bác sỹ có thể thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán. Uống thuốc có thể giúp giảm triệu chứng.

Dạo đầu chưa đủ

Bác sỹ sản phụ khoa Donnica Moore, chủ tịch của Nhóm Sức khỏe phụ nữ Sapphire ở New Jersey, Mỹ cho rằng đây là nguyên nhân số một gây đau rát sau khi quan hệ tình dục. Ngay cả khi bạn đang rất hưng phấn và cảm giác như không thể chờ đợi, cơ thể bạn có thể cần thêm một chút thời gian để bắt kịp.

Nên làm gì: Trước khi quan hệ, đảm bảo thực hiện đủ màn dạo đầu — đủ để âm đạo của bạn sẵn sàng để "yêu" và được bôi trơn đầy đủ.

"Chuyện ấy" quá mạnh bạo

Theo bác sỹ Moore, trong phấn khích, bạn có thể thử một số tư thế mới lạ và rất có thể bạn sẽ rơi vào một tư thế gây thêm áp lực lên âm đạo. Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức sau đó.

Nên làm gì: Mặc dù cơ thể của mỗi phụ nữ khác nhau nhưng bác sỹ Moore khuyên bạn nên tránh tư thế quan hệ tình dục từ phía sau - điều có thể tạo thêm áp lực và ma sát ở lối vào âm đạo.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Những lý do khiến chị em đau khi quan hệ tình dục.

Nguyễn An (Theo Health) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm