Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cần bao nhiêu muối khi cơ thể vận động nhiều mùa nóng?

Nhu cầu các chất dinh dưỡng và đặc biệt là natri cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt quan trọng đối với những người lao động nặng khi trời nắng nóng. Khẩu phần muối không chỉ quyết định năng suất làm việc mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu không được quan tâm đúng mực.

Lượng natri mất qua mồ hôi tăng đáng kể khi lao động nặng

Do bài tiết mồ hôi nhiều nên lượng nước tiểu của người lao động nặng thường giảm. Hiện tượng giãn mạch ngoại biên làm cho lượng máu qua thận giảm đi tuỳ theo cường độ lao động và sự mệt mỏi trong lao động, nhiệt độ môi trường và điều kiện lao động kết hợp với hiện tượng điều hoà thân nhiệt làm cho lượng mồ hôi được thoát ra có khi tới 3 hoặc 4 lít trong một ca lao động. Trong mồ hôi, thành phần chính là nước (98%), 2% là muối vô cơ và sản phẩm chuyển hoá. Người lao động trong môi trường nóng mất quá nhiều mồ hôi sẽ gây mất cả nước và muối (natri). Natri là một chất điện giải chính có vai trò điều hoà áp lực thẩm thấu và cân bằng thể dịch, cân bằng acid-base, hoạt động điện sinh lý trong cơ, thần kinh và chống lại các yếu tố gây sức ép đối với hệ thống tim mạch. Ở người khỏe mạnh, gần như 100% natri ăn vào được hấp thu trong quá trình tiêu hóa và bài tiết qua nước tiểu là cơ chế cơ bản để duy trì cân bằng natri. Thậm chí trong môi trường nóng, ẩm, chỉ có một lượng rất nhỏ natri mất qua phân và nước tiểu. Việc thích nghi của cơ thể người lao động nặng với môi trường nóng xảy ra nhanh chóng; do vậy, trong vòng vài ngày phải làm việc với điều kiện nóng và ẩm, cơ thể người lao động nặng chỉ mất một lượng rất nhỏ natri qua mồ hôi. Nếu người lao động nặng phải làm việc trong điều kiện rất nóng và hoạt động thể lực cường độ cao tạo ra nhiều mồ hôi thì natri mất qua mồ hôi tăng đáng kể. Tuy nhiên, hầu hết người lao động nặng đều có thể bù lượng natri cần thiết khá dễ dàng thông qua chế độ ăn uống thường ngày mà không cần thay đổi thói quen ăn uống hay bổ sung các sản phẩm có công thức đặc biệt.

Một bữa ăn hài hòa, đầy đủ lượng đạm, rau xanh và muối khoáng sẽ “bù đắp” lại cho cơ thể sau khi vận động nặng.

Nhiều bệnh lý phát sinh khi cơ thể mất nước trong thời tiết nóng

Nếu người lao động nặng lại phải làm việc trong điều kiện trời rất nóng, ra mồ hôi quá nhiều có thể gây mất nước tại khu vực ngoài tế bào hoặc thậm chí là mất nước toàn bộ. Trong trường hợp này, cơ thể mất nước nhiều hơn mất muối, gây ra trạng thái ưu trương tại khu vực ngoài tế bào và kéo nước ở trong tế bào ra, gây mất nước tế bào và phát sinh mất nước toàn bộ. Người lao động nếu không được bổ sung kịp thời sẽ là tiền đề cho các rối loạn sinh lý, bệnh lý như hạ huyết áp, mạch nhanh, đái ít, da khô, khát nước, nếu nặng có thể dẫn đến sốt, rối loạn tâm thần, thần kinh... Vì vậy, người lao động nặng cần được cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng.

Cần khoảng 5g muối/ngày cho người lao động nặng

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong khẩu phần hằng ngày của người lao động nặng nên được cung cấp dưới 2.000mg natri (tương đương với gần 5g muối/ngày). Trong khẩu phần của người Việt Nam thì khoảng 10% lượng natri đã có sẵn trong thực phẩm tự nhiên, 20% lượng natri đến từ các thực phẩm chế biến sẵn và 70% lượng natri là do người nội trợ cho vào trong quá trình chế biến và ăn thức ăn. Natri thường có trong thức ăn nguồn động vật nhiều hơn thức ăn nguồn thực vật. Natri được tìm thấy có sẵn trong nhiều loại thực phẩm như sữa, thịt và hải sản. Natri thường có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn như bánh mỳ, bánh quy, thịt chế biến sẵn và đồ ăn vặt. Natri cũng có nhiều trong nhiều loại gia vị (như nước mắm, xì dầu, bột canh, hạt nêm...). Do đó, khi người lao động lựa chọn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và ít rau quả làm cho bữa ăn thường có nhiều natri.

Tuy nhiên, tăng khẩu phần natri có liên quan tới tăng huyết áp, trong khi giảm khẩu phần natri làm giảm huyết áp ở người trưởng thành. Khẩu phần natri tăng cũng liên quan trực tiếp tới các bệnh tim mạch, nhất là đột quỵ và bệnh mạch vành tim. Điều chỉnh khẩu phần natri phù hợp không chỉ giúp người lao động có sức khỏe tốt hơn, làm giảm tỷ lệ mắc tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày mà còn làm tăng thu nhập và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe của người lao động.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những loại đồ uống giàu chất điện giải

PGS.TS. Lê Bạch Mai - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

  • 28/06/2025

    Thói quen sử dụng dầu mỡ trong chế độ ăn hiện nay của người Việt Nam

    Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.

Xem thêm