Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khoai tây – Nguồn tinh bột tốt cho cơ thể khỏe mạnh trong tập luyện thể thao

Để duy trì sự sống, sự hoạt động và phát triển… cơ thể chúng ta cần được cung cấp năng lượng hàng ngày từ ba nguồn là chất bột đường, chất đạm và chất béo. Theo khuyến cáo của ngành Dinh dưỡng, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho một chế độ ăn nên là chất bột đường (50-65% so với tổng nặng lượng), vì đây là nguồn năng lượng sạch.

Tinh bột, hay còn gọi là carbonhydrate, được cấu trúc  bằng 3 phân tử hóa học là Carbon, Hydro và Oxy (Carbonhydrate – CHO). Sau quá trình tiêu hóa, sản phẩm chuyển hóa sẽ là khí carbonic CO2 được phổi “thở” thãi ra và Nước H2O được thận đưa ra ngoài qua nước tiểu.

Khoai tây là một loại thực phẩm giàu tinh bột cần thiết cho bữa ăn hàng ngày, là nguồn cung cấp năng lượng dành cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể như tim đập, phổi thở, thận lọc máu, tiêu hóa thức ăn, cơ xương vận động, hoạt động của não, … Chất tinh bột trong khoai tây sau khi được tiêu hóa hoàn toàn thành đường glucose để duy trì đường huyết, là “thức ăn chủ yếu”  của tế bào não và duy trì vận động cho cơ bắp dưới dạng dự trữ là glycogen. Nói rõ hơn, chất tinh bột trong khoai tây rất quan trọng để trí tuệ thông suốt, minh mẫn mà còn giúp tạo ra và duy trì các hoạt động thể chất, thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh.

Nếu ăn thiếu tinh bột, hoạt động thể chất kéo dài làm tiêu hao nguồn dự trữ glucogen, dẫn đến cạn kiệt nguồn năng lượng cho vận động, sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh và sức bền của vận động viên, ảnh hưởng thành tích tập luyện và thi đấu. Vì vậy, việc cung cấp tinh bột cho cơ thể cần phải thường xuyên và kịp thời.

Một củ khoai tây trung bình 148g sẽ cung cấp 26 g tinh bột là nguồn cung cấp “nguyên liệu” cần thiết cho người vận động thể chất nhiều, tập thể dục hay chơi thể thao thường xuyên, để tăng cường sức khỏe phòng chống bệnh COVID -19.

KHOAI TÂY MỸ NHÂN THỊT GÀ KHÌA ĐÚT LÒ

4 Phần ăn

Nguyên liệu

- Khoai tây nâu Mỹ                         4 củ

- Ức gà nhỏ                                    2 miếng

- Dừa xiêm, lấy nước                      1 trái

- Ngũ vị hương                               2g

- Nước tương                                 30ml

- Hành tím                                    10g

- Tỏi băm                                      10g

- Tương ớt                                     20g

- Tiêu xanh, tiêu đỏ tươi                 20g

- Ngò rí, cắt nhuyễn                       10g

Phương pháp thực hiện

1. Ướp ức gà với ngũ vị hương, nước tương, tương ớt, hành tỏi băm. Tiêu xanh, tiêu đỏ giã dập, ngò rí cắt nhuyễn.

2. Phi thơm tỏi băm, cho ức gà vào xào cho săn sau đó cho thêm nước dừa vào rim lửa nhỏ cho miếng gà thấm gia vị đến khi nước gà sệt lại là được. Cho ngò rí và tiêu giã dập vào, trộn đều.

3. Vớt gà ra để nguội, xé nhỏ. Rưới phần nước khìa thịt gà vào trộn chung.

4. Cho khoai tây nâu mỹ vào lò vi sóng 5 phút. Lấy khoai ra, múc bớt ruột ra.

5. Cho nhân thịt gà khìa vào. Sau đó phết phần nuớc khìa lên phần vỏ khoai tây.

6. Bọc giấy bạc lại rồi đem nuớng khoai thêm 15 phút cho khoai thấm gia vị.

7. Lấy khoai ra, trang trí ngò rí lên trên.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Đừng dại mà ăn nếu nhìn thấy khoai tây có dấu hiệu này

BS CK1 Đào Thị Yến Thủy Trưởng Khoa Dinh dưỡng BVQT Hạnh Phúc - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm