Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xông hơi sau khi tập thể thao có tốt không? - Phần 1

Bạn có thể đã từng nhìn thấy, hoặc nghe nói về việc các câu lạc bộ thể hình, phòng tập gym có phòng xông hơi bên trong phòng thay đồ để bạn thư giãn sau khi luyện tập. Nhưng, liệu xông hơi sau khi luyện tập có thực sự tốt cho bạn?

Bạn đã từng xông hơi bao giờ chưa? Và cảm giác của bạn sau khi bước ra khỏi phòng xông hơi là gì? Thấy thư giãn, giảm mệt mỏi và muốn "thêm lần nữa" hay cảm giác khó mà chịu đựng thêm được lần thứ hai?

Đã có nhiều ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia cũng như của chính những người sử dụng về tác dụng của xông hơi trong điều trị một số bệnh thông thường và nhất là hồi phục, nâng cao sức khỏe vì xông hơi đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích.

Trước khi có ý kiến của riêng bạn, hãy cùng tìm hiểu thêm về xông hơi và tác dụng của xông hơi với sức khỏe.

Các loại xông hơi

Có rất nhiều loại, hình thức xông hơi khác nhau, nhưng thông thường, tất cả các phòng xông hơi thường sẽ được làm nóng đến nhiệt độ từ 65oC đến 90oC để dùng sức nóng của nhiệt tác động đến cơ thể con người.

Xông hơi kiểu Phần Lan được coi là xông hơi “khô” trong khi xông hơi kiểu Thổ Nhĩ Kỳ lại có rất nhiều hơi nước. Mọi người thường dành khoảng từ 15-30 phút trong phòng xông hơi, phụ thuộc vào việc họ muốn hấp thu bao nhiêu sức nóng và quan trọng nhất là khả năng chịu đựng của cơ thể người đó.

Sự khác biệt giữa các hình thức xông hơi chính là ở phương pháp tạo ra nhiệt. Có những cách phổ biến sau đây để tạo ra hơi nóng:

  • Dùng bếp than củi đốt: Bếp than củi đốt sẽ được sử dụng để làm nóng đá của phòng xông hơi. Nhiệt độ của các phòng xông hơi dạng này thường rất cao, nhưng độ ẩm lại rất thấp do vậy bạn thường có cảm giác nóng, khô khi tiếp xúc với loại xông hơi này.
  • Xông hơi nhờ sức nóng của dòng điện: Một máy làm nóng chạy bằng điện sẽ được gắn lên tường hoặc ở dưới sàn để làm nóng phòng. Nhiệt độ của các phòng loại này cũng sẽ cao và độ ẩm cũng sẽ thấp tương tự như loại dùng bếp than củi đốt.
  • Phòng tắm hơi: Còn được gọi là phòng tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiệt độ của các phòng tắm hơi này thường thấp, nhưng độ ẩm lại rất cao, có khi đến 100%. Một phòng kín mịt mù hơi nước là điều bạn thường gặp với hình thức này
  • Dùng tia hồng ngoại: Sóng ánh sáng từ các loại đèn đặc biệt sẽ được dùng để làm nóng cơ thể mà không cần làm nóng phòng. Lợi ích của biện pháp này cũng tương tự như các phòng tắm hơi thông thường nhưng nhiệt độ thấp hơn. Các phòng xông hơi dùng tia hồng ngoại sẽ có nhiệt độ quanh khoảng 60oC.
Trong khi nhiệt độ và độ ẩm của các phòng xông hơi có thể khác nhau, ảnh hưởng của xông hơi lên cơ thể đều giống nhau, cho dù bạn dùng kiểu xông hơi nào. Tuy nhiên mỗi người sẽ có khả năng chịu đựng và thích nghi với mỗi loại xông hơi khác nhau. 

Lợi ích về sức khỏe

Ngoài việc giúp bạn thư giãn, xông hơn còn có rất nhiều lợi ích khác về sức khỏe.

Dành thời gian trong phòng xông hơi có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe trái tim. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ làm các mạch máu giãn nở và có tác dụng cải thiện tuần hoàn và làm giảm huyết áp.

Những người bị đau cơ và đau khớp mãn tính do bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh đau cơ do xơ hóa có thể sẽ thấy giảm đau và giảm mệt mỏi sau khi xông hơi.

Một số vận động viên còn dùng xông hơi như một cách để cải thiện thành tích và sức bền. Sau khi xông hơi, sức mạnh của cơ bắp và năng lượng cơ thể sẽ tăng lên. Do vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp và năng lượng, xông hơi có thể là một phương pháp bạn nên cân nhắc.

Theo y học cổ truyền, hơi nóng từ xông hơi làm giãn nở mạch máu dưới da, kích thích lưu thông khí huyết, thúc đẩy việc đào thải các chất độc tích tụ trong cơ thể, hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Đồng thời, khi xông hơi, lượng mồ hôi được bài tiết ra khá nhiều sẽ mang theo những chất độc từ quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể. Có thể nói, đông y coi việc xông hơi là một phương pháp hiệu quả giải độc tự nhiên mà không cần đưa bất cứ được chất nào vào trong cơ thể.

(... còn tiếp...)

Đón đọc phần tiếp theo tại website: vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  Lợi ích bất ngờ của xông hơi

ThS.BS.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Xem thêm