Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân

Tình trạng miệng có mối liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tổng quát của. Tìm hiểu sức khỏe răng miệng liên quan thế nào với tiểu đường, bệnh tim, ung thư và nhiều bệnh khác.

Chăm sóc răng miệng không chỉ là để bạn có một nụ cười đẹp và hơi thở tươi mát. Nghiên cứu gần đây tìm ra rằng có nhiều mối liên kết giữa răng miệng và sức khỏe nói chung. Tuy chưa chứng minh được mối liên quan này là nhân quả hay là tương quan những chắc chắn là tình trạng răng miệng có ràng buộc chặt chẽ với sức khỏe thể chất.

Sức khỏe răng miệng và đái tháo đường

Đái tháo đường type 2 có sự gia tăng tỉ lệ thuận với viêm nha chu hoặc bệnh về lợi. Vào tháng 7 năm 2008, các nhà nghiên cứu ở Trường Y tế công cộng Mailman của Đại học Colombia theo dõi 9.296 đối tượng tham gia không bị đái tháo đường, đo lường mức vi khuẩn gây viêm nha chu trong hơn 20 năm. “Chúng tôi tìm thấy rằng người nào có mức bệnh nha chu cao hơn có nguy cơ gấp đôi phát triển đái tháo đường type 2 trong giai đoạn đó so với những người có mức thấp hoặc không có bệnh về lợi”, theo tiến sĩ Ryan Demmer, khoa Dịch tễ học của trường Mailman và là tác giả chính của nghiên cứu này.

Một vài giả thuyết được đưa ra để lý giải điều này: dường như khi nhiễm khuẩn trong miệng bạn trở nên đủ tồi tệ, chúng có thể dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể và lần lượt tàn phá khả năng chuyển hóa đường của bạn. Các bác sỹ tin rằng có lẽ một vài trong số tác nhân gây viêm gắn với bộ phận nhận cảm của insulin và ngăn cản tế bào của cơ thể sử dụng insulin để đưa glucose vào trong tế bào, từ đó gây nên bệnh cảnh tiểu đường.

Sức khỏe răng miệng và bệnh tim

Cũng như đái tháo đường, mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng xấu và tình trạng tim mạch cũng đã được phát hiện – 2 điều này thường được tìm thấy cùng nhau - nhưng vẫn chưa chứng minh được mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa chúng. Vì bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố nguy cơ tiềm tàng khác như thuốc lá và tuổi già cũng có thể  dẫn đến bệnh về lợi và tim.

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2005 được tài trợ bởi NIH (Viện sức khỏe quốc gia của Mỹ), 1.056 người được lựa chọn ngẫu nhiên chưa từng có cơn đau tim hoặc đột quỵ trước đây được đánh giá mức độ của vi khuẩn gây viêm nha chu. Sau khi loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ khác như tuổi, giới, và hút thuốc, người ta tìm thấy rằng có một mối liên quan giữa bệnh của lợi và bệnh tim

Một giả thuyết nữa về tại sao điều này có thể xảy ra, bác sĩ Desvarieux cho rằng đã có một lượng nhỏ vi khuẩn từ các tổn thương viêm lợi đã vào máu của bạn, gây tỏn thương bên trong mạch máu, cuối cùng gây tắc nghẽn mạch rất nguy hiểm. Điều này được chứng minh khi quan sát các mạch máu bị xơ vữa, các nhà hoa học thỉnh thoảng tìm thấy các mảnh của vi khuẩn gây viêm nha chu. Trong khi đó, một nghiên cứu được xuất bản trên tờ New England Journal of Medicine năm 2007 kết luận rằng điều trị triệt để bệnh lợi làm giảm tỉ lệ xơ vữa động mạch trong vòng 6 tháng.

 
Biến chứng trong thai kì và bệnh về lợi

Với rất nhiều phụ nữ có thai, viêm lợi xảy ra do thay đổi hormon trong thai kì, một số thai phụ không để ý đến chăm sóc răng miệng trong khi mang thai, bởi vì họ cho rằng không cần thiết. Nhưng đó là 1 sai lầm vì có thể bệnh về lợi hoặc viêm nhiễm trong miệng gây ra sự gia tăng Prostaglandin dẫn đến đẻ non.

Trong khi giả thuyết này vẫn chưa được xác nhận, một nghiên cứu năm 2001 thấy rằng phụ nữ có thai bị bệnh về lợi vào khoảng tuần thứ 21 và 24 thì có khả năng sinh con trước tuần thứ 37 cao gấp 4 đến 7 lần.

Có bằng chứng cho rằng tình trạng lợi xấu cuối cùng có thể dẫn đến trẻ sinh thiếu cân. Một số nghiên cứu- bao gồm cả nghiên cứu năm 2007 ở 3.567 phụ nữ Thổ Nhĩ Kì và một nghiên cứu năm 2007 ở 1.305 phụ nữ Brasil cho thấy mối liên quan giữa bệnh nha chu, đẻ non và trẻ đẻ thiếu cân.

Viêm phổi và bệnh về lợi

Một số ý kiến cho rằng có mối liên quan giữa sức khỏe răng miệng tồi tệ với viêm phổi. Một nghiên cứu năm 2008 ở người già phát hiện ra rằng những người cao tuổi có bệnh nha chu sẽ mắc viêm phổi cao gấp 3.9 lần so với những người không mắc bệnh nha chu. Nhiều vi khuẩn gây bệnh răng miệng sẽ bị đưa đến phổi cùng với không khí, gây ra viêm phổi hoặc làm nặng thêm COPD, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Một vài nghiên cứu can thiệp của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC chỉ ra rằng sự cải thiện sức khỏe răng miệng có thể dẫn đến giảm nhiễm khuẩn hô hấp.

Ung thư tụy và bệnh về lợi

Một nghiên cứu xuất bản năm 2007 trên tờ Journal of the Nation Cancer Institute khảo sát trên 51.529 nam giới ở Mỹ về sức khỏe của họ mỗi 2 năm 1 lần từ năm 1986 đến năm 2002 cho thấy: trong số 216 người đã mắc ung thư tụy có 67 người cũng có bệnh về nha chu. Sau khi loại bỏ yếu tố hút thuốc của người tham gia, nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa bệnh nha chu với gia tăng nguy cơ ung thư tụy. Điều này được lý giải do viêm nhiễm nặng về lợi có thể làm gia tăng các chất gây ung thư. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phẫu thuật cấy ghép implant - Phần 1, Phẫu thuật cấy ghép implant - Phần 2

Bình luận
Tin mới
  • 25/06/2025

    Các bệnh về da mùa nắng nóng: Cách phòng tránh và điều trị

    Mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn tạo điều kiện cho các vấn đề về da bùng phát.

  • 24/06/2025

    Bạn có thể diệt hoặc loại bỏ chấy bằng muối không?

    Chấy là loài côn trùng ký sinh không có cánh, hút máu người và thường được tìm thấy trong tóc và da đầu. Chấy rất phổ biến và lây lan qua tiếp xúc đầu với đầu hoặc dùng chung mũ, bàn chải hoặc lược. Tại Hoa kỳ có tới 12 triệu ca nhiễm chấy mỗi năm. Chấy cái trưởng thành đẻ trứng dính trên thân tóc; trứng nhỏ khó phát hiện, khó loại bỏ. Có một số biện pháp loại bỏ chấy, nhưng dùng muối không phải là biện pháp hiệu quả diệt chấy hoặc trứng chấy.

  • 24/06/2025

    Vì sao trẻ nhỏ và người cao tuổi cần bổ sung vitamin D3 và K2 ở dạng hấp thu cao?

    Trẻ nhỏ và người cao tuổi là 2 nhóm đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc và chế phẩm bổ sung, do chức năng hấp thu, chuyển hóa của hệ tiêu hóa cũng như chức năng thải độc (của gan, thận) chưa hoàn thiện hoặc đã suy giảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.

  • 23/06/2025

    Khi nào cần thay đổi phác đồ điều trị bệnh vảy nến

    Chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị khỏi bệnh vẩy nến. Một số phương pháp điều trị mới có thể bao gồm làm sạch da tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn và tiết kiệm tiền.

  • 23/06/2025

    Độ tinh khiết của nguyên liệu – Yếu tố chìa khóa quyết định hiệu quả của vi chất dinh dưỡng

    Trong ngành dược phẩm và thực phẩm bổ sung, chất lượng nguyên liệu ban đầu để sản xuất các vi chất dinh dưỡng mặc dù có hàm lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm. Một trong những tiêu chí cốt lõi để đánh giá chất lượng nguyên liệu là độ tinh khiết – tức mức độ hoạt chất có lợi so với các tạp chất không mong muốn. Vitamin K2 (MK-7) và vitamin D3 là những vi chất như vậy, chỉ một sai lệch nhỏ về độ tinh khiết cũng có thể làm giảm tác dụng sinh học hoặc gây nguy cơ tích lũy độc tính.

  • 22/06/2025

    Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ

    Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ não bộ khỏi nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.

  • 21/06/2025

    Hội thảo chuyên đề Vitamin K2 & D3: Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng

    Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2025 – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dược phẩm An Minh đã tổ chức thành công hội thảo chuyên đề: “Vitamin K2 & D3 – Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng”.

  • 21/06/2025

    Lẹo mắt có liên quan đến căng thẳng không?

    Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt

Xem thêm