Những thực phẩm chứa ít natri tốt cho tim mạch
Muối (natri chloride) làm tăng hư hại mạch máu, làm động mạch bị cứng và hẹp hơn dễ dẫn đến xơ vữa và các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra trong các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp còn thường dùng chất bảo quản như natri nitrate.
Muối – kẻ giết người thầm lặng
Bạn có thể đã từng nghe rằng ăn quá nhiều muối sẽ có hại cho sức khỏe. Đôi khi nó có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng mà bản thân bạn cũng không nhận ra. Ví dụ như quá nhiều muối trong chế độ ăn có thể dẫn đến chứng tăng huyết áp mà nhiều người không hề hay biết.
Theo bác sỹ Morton Tavel, giáo sư thuộc Đại học Y Indiana, ít nhất 1/3 người Mỹ bị cao huyết áp và con số này tăng dần theo độ tuổi.
Chế độ ăn ít muối giúp bảo vệ cho một trái tim khỏe mạnh
Bác sỹ Tavel cho rằng con người nên giới hạn lượng Natri nạp vào dưới 2.300 mg natri/ngày, tương đương với lượng natri trong một thìa cà phê muối. Tuy nhiên, khi lượng natri chỉ giảm tới khoảng 3.000 mg/ngày, con người đã thấy tình trạng sức khỏe của mình được cải thiện đáng kể.
Ông khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn những loại thực phẩm có dán nhãn “đã giảm natri” hoặc “không chứa muối”. Là người tiêu dùng thông thái, hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm và chọn những thực phẩm chứa ít hơn 5% lượng muối tiêu thụ khuyến nghị hàng ngày.
Bạn có thể lựa chọn những sản phẩm rau xanh chứa quá nhiều natri
Rau quả tươi và đông lạnh chứa hàm lượng natri khá thấp (thường dưới 50 mg/khẩu phần). Do vậy, hãy cẩn thận với những loại rau quả đóng hộp và các loại nước sốt salad có chứa hàm lượng muối cao.
Thay vào đó, hãy tự trộn salad bằng loại nước sốt tự chế giảm muối để có được món salad bổ dưỡng mà vẫn chứa hàm lượng natri thấp.
Khoai tây và hàm lượng kali
Khoai tây và khoai lang chứa hàm lượng natri thấp và kali cao. Nếu chế độ ăn của bạn có chứa hàm lượng kali cao, bạn cũng không cần thiết phải cắt giảm quá nhiều natri trong chế độ dinh dưỡng (mặc dù giảm lượng natri thì vẫn tốt hơn).
Hãy dành thời gian ăn một ít quả hạch
Những loại quả hạch không trộn muối là những thức ăn vặt tuyệt vời do không có chứa natri. Các loại bỏng ngô cũng có chứa rất ít natri, trước khi ăn bạn có thể rưới một chút dầu olive là đã có một thức ăn vặt có hàm lượng natri thấp và tốt cho sức khỏe rồi.
Trái cây thiên nhiên
Cũng giống như các loại rau, trái cây cũng chứa rất ít natri. Táo, mơ, đu đủ và lê là những lựa chọn tuyệt hảo cùng với chuối là loại quả rất giàu kali.
Tavel khuyến cáo mọi người nên sử dụng trái cây tự nhiên để thay thế cho các loại đường sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Hãy ăn một quả táo thay vì bánh quy nướng ngào đường.
Sữa chua là bạn đồng hành của mọi người
Sữa chua chứa hàm lượng natri tương đối thấp. Bác sỹ Tavel nói rằng bạn vẫn nên lựa chọn những loại sữa chua không đường thay vì các loại sữa chua có vị bởi chúng đều được thêm đường.
Bạn có thể thêm một ít trái cây vào sữa chua không đường để tạo hương vị thơm ngon, dễ ăn hơn mà vẫn đảm bảo hàm lượng natri thấp tốt cho sức khỏe thay vì các loại kem, sherbet hay bánh nướng.
Đậu và ngũ cốc
Đậu và đậu lăng cũng như các loại ngũ cốc tất cả đều chứa hàm lượng natri thấp. Ngũ cốc như hạt yến mạch có thể giúp hạ thấp nồng độ cholesterol máu và giảm nguy cơ tiểu đường type 2. Nếu bạn mua các thực phẩm đóng hộp thì hãy lựa chọn những sản phẩm ít natri đã ghi trên vỏ hộp.
Khởi đầu một ngày mới bằng một bát cháo yến mạch phủ các loại hoa quả, dâu và quả hạch phía trên. Hãy kết hợp nấu cơm lẫn các loại đậu cho bữa trưa và bữa tối.
Những thực phẩm không nên ăn
Có một số loại thực phẩm mà bạn nhất thiết phải tránh nếu muốn cắt giảm lượng natri nạp vào cơ thể. Các loại súp đóng hộp thường được thêm khá nhiều muối, các hộp cơm đóng gói sẵn hay đông lạnh cũng thường chứa hàm lượng natri cao.
Các loại sốt đóng hộp và súp ăn liền cũng chứa nhiều natri. Ngoài việc chứa hàm lượng đường khá cao, các loại đồ nướng có chứa hàm lượng natri khá cao do quá trình chế biến có sử dụng baking soda.
Chế độ ăn giảm natri có thể mang lại nhiều lợi ích
Hàm lượng natri quá cao trong chế độ ăn có thể rất có hại cho những người đã sẵn có bệnh huyết áp cao hay những người đã từng bị đau tim. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng việc cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng không khó khăn như bạn tưởng. Hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng từng chút một theo những khuyến cáo trong bài viết này và bạn sẽ thấy sức khỏe được cải thiện đáng kể.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phụ gia thực phẩm natri benzoate có hại đến sức khỏe hay không?
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.
Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.
Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.