Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công bố Đại dịch COVID-19 toàn cầu

Phát biểu khai mạc của Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại cuộc họp báo với truyền thông về COVID-19 (11/3/2020) đã nhấn mạnh COVID-19 là Đại dịch toàn cầu.

Trong hai tuần vừa qua, số ca nhiễm COVID-19 ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần và số nước bị ảnh hưởng cũng đã tăng lên gấp ba lần. Hiện đã có hơn 118.000 ca mắc tại 114 quốc gia, và trong đó 4.291 người đã thiệt mạng. Và hàng ngàn người khác đang đấu tranh cho mạng sống của họ trong các bệnh viện.

Trong những tháng ngày sắp tới, chúng tôi dự kiến số ca bệnh, số ca tử vong và số nước bị ảnh hưởng sẽ còn tăng cao hơn nữa.

WHO đã theo dõi và đánh giá đợt bùng phát bệnh này suốt những ngày đêm và chúng tôi lo ngại sâu sắc cả về mức độ lây lan và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh cũng như bởi sự thờ ơ đáng báo động.

Vì vậy, chúng tôi đã đánh giá và đưa ra quyết định rằng COVID-19 có thể được công nhận là đại dịch.

Đại dịch không phải là một từ mà chúng tôi sử dụng một cách bất cẩn và thiếu suy nghĩ. Đó là một từ mà có thể gây ra những sự sợ hãi không đáng có, hoặc chấp nhận rằng cuộc chiến đã kết thúc một cách phi lý, dẫn đến sự đau khổ và cái chết một cách không xác đáng, nếu sử dụng sai mục đích.

Đánh giá tình trạng hiện tại ở mức Đại dịch sẽ không thay đổi đánh giá của WHO về mối đe dọa do virus này gây ra. Điều đó cũng sẽ không thay đổi những gì WHO đang làm cũng như thay đổi những gì các quốc gia nên làm.

Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến một đại dịch do virus corona. Đây chính là đại dịch đầu tiên gây ra bởi virus corona.

Cùng với đó, chúng tôi cũng chưa bao giờ chứng kiến một đại dịch có thể được kiểm soát.

WHO đã luôn ở chế độ phản ứng tối đa kể từ khi được thông báo về trường hợp đầu tiên.

Và chúng tôi cũng đã luôn kêu gọi các quốc gia cần phải hành động khẩn cấp và quyết liệt.

Chúng tôi đã gióng lên hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ và rõ ràng.

===

Như tôi đã phát biểu vào ngày thứ hai, chỉ nhìn vào số ca nhiễm và số nước bị ảnh hưởng thì không thể nói lên được toàn bộ tình hình.

Trong số 118.000 ca được báo cáo tại 114 quốc gia trên toàn thế giới, có hơn 90% các ca bệnh chỉ tập trung tại 4 quốc gia, 2 trong số đó – Trung Quốc và Hàn Quốc – có tình hình dịch bệnh đang giảm đi đáng kể.

81 quốc gia không có ca nào, và 57 quốc gia chỉ có dưới 10 ca bệnh.

Chúng tôi không thể không nhấn mạnh, rõ ràng, và thường xuyên hơn rằng: tất cả các quốc gia đều có thể thay đổi tiến trình của đại dịch này.

Nếu các quốc gia đều phản ứng bằng cách phát hiện, xét nghiệm, điều trị, cách ly, điều tra và quản lý di chuyển người dân của họ, thì những nước chỉ có số ca nhiễm nhỏ sẽ có thể phòng tránh các ca này trở thành các ổ dịch, và từ ổ dịch trở thành lây truyền cộng đồng.

Kể cả những nước đã có sự lây nhiễm trong cộng đồng hoặc những ổ dịch lớn cũng vẫn có thể lật ngược tình thế.

Đã có một vài nước cho thấy virus này có thể bị ức chế và kiểm soát.

Thách thức với nhiều quốc gia hiện nay trong việc đối phó với những ổ dịch lớn hoặc sự lây lan trong cộng đồng không phải là họ có thể làm như vậy hay không mà là họ có sẵn sàng làm hay không.

Có những quốc gia đang chật vật do không đủ khả năng.

Có những quốc gia đang chật vật do thiếu nguồn lực.

Có những quốc gia đang chật vật do thiếu sự quyết tâm.

Chúng tôi rất biết ơn về các biện pháp đang được thực hiện tại Iran, Ý và Hàn Quốc với nỗ lực làm chậm sự phát tán của virus và kiểm soát dịch bệnh. Chúng tôi biết rằng những biện pháp này đang ảnh hưởng rất lớn đến xã hội và nền kinh tế, cũng giống như với Trung Quốc.

Tất cả các quốc gia cần phải tìm được sự cân bằng giữa việc bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu tối đa gián đoạn kinh tế và xã hội, và tôn trọng nhân quyền.

Nhiệm vụ của WHO là y tế công cộng. Nhưng chúng tôi cũng đang làm việc với rất nhiều đối tác trải rộng trên nhiều lĩnh vực để giảm thiểu các hệ quả về xã hội và kinh tế gây ra bởi đại dịch này.

Đây không chỉ là khủng hoảng về y tế công cộng, mà còn là khủng hoảng đến tất cả các lĩnh vực – vì vậy tất cả các lĩnh vực và mọi người đều phải cùng chung tay đấu tranh.

Như tôi đã phát biểu ban đầu, các quốc gia phải sử dụng cách tiếp cận toàn chính phủ, toàn xã hội, xây dựng các chiến lược toàn diện để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, cứu người, và giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng.

Tôi xin tóm tắt lại thành 4 ý chính sau:

  • Một, chuẩn bị và sẵn sàng.
  • Hai, phát hiện, bảo vệ và điều trị.
  • Ba, giảm thiểu sự lây truyền.
  • Bốn, đổi mới và học hỏi.

Tôi muốn nhắc nhở các quốc gia rằng chúng tôi đang kêu gọi các bạn phải kích hoạt và mở rộng các cơ chế phản ứng khẩn cấp;

  • Truyền thông đến người dân của các bạn về các nguy cơ cũng như cách để bảo vệ chính bản thân họ - đây là nhiệm vụ của tất cả mọi người;
  • Tìm kiếm, cách ly, xét nghiệm và điều trị tất cả các ca và điều ta tất cả những trường hợp tiếp xúc;
  • Các bệnh viện phải trong trạng thái sẵn sàng;
  • Bảo vệ và huấn luyện các nhân viên y tế.
  • Và hơn hết hãy quan tâm đến nhau, vì chúng ta đều cần nhau.

===

Đã có rất nhiều sự chú ý xoay quanh chỉ một từ.

Vậy hãy để tôi đưa ra một vài từ khác có giá trị hơn nhiều, và cũng dễ dàng hành động hơn.

Phòng ngừa.

Chuẩn bị.

Y tế công cộng.

Khả năng lãnh đạo chính trị.

Và hơn tất cả, con người.

Chúng ta đều có chung một mục tiêu, làm điều đúng đắn với một thái độ bình tĩnh và bảo vệ các công dân  toàn cầu. Điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được.

Xin cảm ơn.

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt và Thùy Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm