TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu - Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, cảm lạnh thông thường là bệnh phổ biến ở trẻ em.
"Tuy nhiên, cảm lạnh không phải do tiếp xúc với khí hậu lạnh, không khí lạnh như nhiều người nhầm tưởng. Cảm lạnh do nhiều loại virus gây nên, trong đó Rhinovirus là thủ phạm hàng đầu, ngoài ra còn do virus khác như: Enterovirus và Coronavirus... ", TS Duy cho biết.
Bệnh cảm lạnh gây sốt cao, chỉ điều trị triệu chứng, không tùy tiện dùng kháng sinh.
(Ảnh minh họa: Tú Anh)
Do tác nhân gây nên là virus, nên trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong năm, ở bất cứ thời điểm nào. Thông thường, trẻ em dưới 6 tuổi trung bình bị 6-8 đợt/năm với triệu chứng khoảng 7- 14 ngày. Trẻ đi mẫu giáo dường như bị cảm lạnh nhiều hơn trẻ chăm sóc tại nhà.
Ở lứa tuổi lớn hơn, từ tiểu học, trẻ ít bị cảm lạnh hơn do đã có hệ miễn dịch tốt hơn.
Bệnh cảm lạnh dễ lây từ người này sang người khác bằng tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc với virus trong môi trường, thường lây trong 2-4 ngày đầu.
Sau 1- 2 ngày tiếp xúc với nguồn lây trẻ thường bị nghẹt mũi, có thể sổ mũi nước trong, vàng hoặc xanh và sốt 3 ngày đầu của bệnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau họng, ho, quấy, khó ngủ, và ăn kém.
Thường các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần và khỏi sau 2 tuần. Một số trẻ có thể bị kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí nhiều tháng, đặc biệt trong mùa thu và mùa đông. Đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, nếu không có bất kỳ những triệu chứng nghiêm trọng nào.
Cảm lạnh đa phần là lành tính, trẻ thường tự khỏi bệnh sau vài ngày đến 2 tuần, bố mẹ chỉ cần chăm sóc triệu chứng.
Cụ thể, sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol 10 - 15mg/kg /1 lần, không quá 4 lần trong 24h khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C.
Sử dụng nước muối vệ sinh mũi cho trẻ. Ngoài ra, mật ong có thể giúp giảm triệu chứng ho ban đêm ở trẻ trên 12 tháng. Cho trẻ uống đủ nước, tránh nước có ga. Vitamin C có thể làm giảm thời gian bị bệnh.
"Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh, bởi kháng sinh không hiệu quả với căn bệnh này. Chỉ được sử dụng kháng sinh khi có triệu chứng bội nhiễm vi trùng, như viêm tai, viêm phổi, hoặc viêm xoang", TS Duy khuyến cáo.
Tuy nhiên, ở một số trẻ, cảm lạnh có thể gây biến chứng như: Viêm tai, viêm tiểu phế quản, viêm xoang hoặc nặng hơn là viêm phổi.
Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng, cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm:
Khi trẻ có một trong các triệu chứng trên cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm nhất.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Diễn biến thông thường của ho và cảm lạnh ở trẻ em.
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.