Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 mẹo hay giúp phòng và giảm cảm lạnh, cảm cúm cho bé vào dịp cận Tết

Thời điểm giao mùa đông xuân dịp Tết, thời tiết lạnh ẩm, nắng mưa thất thường khiến cơ thể non nớt của trẻ dễ mắc bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Nhiều bố mẹ lo lắng con ốm sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch Tết và thậm chí cảm cúm còn có thể lây cho cả gia đình.

Dưới đây là 4 mẹo hay để phòng và hỗ trợ giảm cảm lạnh, cảm cúm giúp trẻ có được sức khoẻ tốt, gia đình đón Tết an vui.

4 mẹo hay giúp phòng và giảm cảm lạnh, cảm cúm cho bé vào dịp cận Tết - Ảnh 1.

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học

Leo A. Heitlinger MD, chủ tịch Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ về tiêu hóa, gan và dinh dưỡng cho biết: Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch, phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị cha mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời. Nuôi con bằng sữa mẹ có lợi cho khả năng miễn dịch của bé và giảm nguy cơ nhiễm trùng, bảo vệ trẻ trước bệnh tật.

Đối với trẻ nhỏ đang trong thời kỳ ăn dặm, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất - nguyên liệu chính của các phản ứng miễn dịch) để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng…

Khuyến khích trẻ duy trì những thói quen tốt

Bên cạnh việc cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thì việc tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt tốt cũng rất quan trọng hỗ trợ phòng và giảm cảm lạnh, cảm cúm.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là chìa khóa cho một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ cả trong thời thơ ấu và trong suốt cuộc đời. Thời lượng giấc ngủ mà một đứa trẻ cần thay đổi theo độ tuổi (từ 12 đến 16 giờ một ngày đối với trẻ sơ sinh đến 8 đến 10 giờ đối với thanh thiếu niên).

Uống đủ nước

Hệ thống miễn dịch sẽ phải làm việc dưới áp lực lớn khi thiếu nước, vì lúc này, quá trình trao đổi chất không thể diễn ra trơn tru, khiến cơ thể dễ dàng bị nhiễm cảm lạnh, cảm cúm. Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể để các cơ quan có thể làm việc hiệu quả nhất. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước vào mùa đông. Điều này hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng và duy trì nhiệt độ ổn định của cơ thể.

Vận động thường xuyên

Hoạt động thể chất có thể giúp cơ thể dẻo dai và có nhiều khả năng chống lại nhiễm trùng, hỗ trợ phòng và giảm cảm lạnh, cảm cúm. CDC Hoa Kỳ khuyến cáo: Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi cần hoạt động suốt cả ngày. Trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 đến 17 tuổi cần vận động 60 phút mỗi ngày.

Súc miệng

Virus cảm lạnh, cảm cúm thường đi qua đường hô hấp. Vì vậy, trẻ nên súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng và buổi tối để phòng tránh bệnh. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối hỗ trợ giảm sưng, chất nhầy tích tụ ở sau cổ họng và mũi - là những cơ quan thụ cảm gây ho.

Rửa tay

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị cảm nhiều hơn là do chơi gần các bạn khác và chưa biết giữ gìn vệ sinh. Cha mẹ nên dạy trẻ thói quen rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh, bế thú cưng, xì mũi, đi vệ sinh và từ nhà trẻ hoặc trường học về nhà để tiêu diệt virus, hỗ trợ ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh. Đồng thời, đừng quên tập cho trẻ thói quen đeo khẩu trang khi ra đường, đi học… để tránh mầm bệnh xâm nhập vào người.

4 mẹo hay giúp phòng và giảm cảm lạnh, cảm cúm cho bé vào dịp cận Tết - Ảnh 2.

Giữ nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định

Khi cảm thấy cơ thể của trẻ bị lạnh, mẹ cần mặc thêm áo ấm cho trẻ, bôi tinh dầu tràm,... để giữ cho nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định. Tuy nhiên, chú ý không nên ủ ấm quá mức làm trẻ ra mồ hôi cũng gây cảm lạnh. Mẹ chú ý giữ ấm ngực, lưng, bụng, lòng bàn tay, lòng bàn chân của trẻ.

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm từ thảo dược

Khi trẻ mới chớm bị cảm cúm, cảm lạnh, cha mẹ có thể chủ động cho trẻ sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng, hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp trên để giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian bị bệnh.

Các mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược, có nguồn gốc rõ ràng và được chiết xuất dạng lỏng phù hợp với trẻ nhỏ, hạn chế tình trạng nôn trớ. Một số thảo dược dược có khả năng hỗ trợ giảm triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm mẹ có thể tham khảo như:

  • Nhựa cây Tolu Balsam: Tolu Balsam chính thức được liệt kê vào năm 1882 trong y học châu Âu như một phương thuốc chữa ho và cảm lạnh, là một chất kích thích làm long đờm rất tốt.
  • Rễ thục quỳ: Hỗ trợ hạ sốt giúp loại bỏ nghẹt mũi, điều trị sốt cao và các triệu chứng cảm lạnh.
  • Rễ cúc tím: Có hoạt tính kháng virus mạnh. Một nghiên cứu tại đại học Connecticut của Mỹ khẳng định rằng: Rễ cúc tím có chứa các hoạt chất có hoạt tính kháng sinh giúp giảm 58% triệu chứng cảm và rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1,4 ngày.
  • Nụ tầm xuân: Rất giàu vitamin C hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch, đồng thời chống oxy hoá, hỗ trợ cơ thể chống lại sư xâm nhập của virus gây bệnh.

Ngoài ra, các sản phẩm bổ sung kẽm cũng hỗ trợ tăng miễn dịch, tăng sức khoẻ, hỗ trợ trẻ chống chọi tốt với cảm lạnh, cảm cúm.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm