Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách nhận biết mệt mỏi do COVID-19

Mệt mỏi là một triệu chứng của COVID-19. Tuy nhiên, cảm giác mệt mỏi không chỉ xảy ra khi bạn mắc COVID-19, nó có thể xuất hiện khi nhiễm các loại virus khác nhau và các tình trạng y tế khác. Vậy làm thế nào để nhận biết sự mệt mỏi là do COVID-19?

Mệt mỏi là một dấu hiệu phổ biến liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe. Cả COVID-19 và COVID-19 kéo dài cũng đi kèm với dấu hiệu phổ biến này. Tuy nhiên may mắn là thời điểm khởi phát và mức độ nghiêm trọng có thể giúp bạn phát hiện mệt mỏi có phải là do COVID-19 hay không?

Theo ứng dụng Nghiên cứu triệu chứng ZOE COVID, hàng triệu người dùng ứng dụng này bị COVID-19 cho biết có dấu hiệu mệt mỏi.

Trong khi Cơ quan dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) không nhận ra dấu hiệu này trong một thời gian, thì hiện nay cơ quan này cũng đã thêm dấu hiệu mệt mỏi vào danh sách các triệu chứng của COVID-19.

Làm thế nào để phát hiện cơn mệt mỏi của Covid.

(Hình ảnh: GETTY)

1. Cường độ mệt mỏi

ZOE COVID cho biết, mệt mỏi thậm chí còn "phổ biến" hơn các triệu chứng truyền thống của COVID-19 bao gồm sốt, ho, mất hoặc thay đổi vị giác và khứu giác của một người. Hơn nữa, triệu chứng này được coi là dấu hiệu "sớm" của bệnh nhiễm trùng COVID-19 đang diễn ra.

Một cách để phân biệt sự mệt mỏi của COVID-19 với các vấn đề sức khỏe khác là cường độ của nó.

Theo ZOE COVID: Cảm giác mệt mỏi ở COVID-19 là rất mệt mỏi hoặc cảm giác cực kỳ mệt mỏi vẫn tồn tại dù đã nghỉ ngơi hay sau khi đã ngủ một giấc ngon lành. Nó ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn.

Cảm giác mệt mỏi có thể tăng lên khi thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày như: Cảm thấy khó khăn khi đi bộ lên cầu thang, làm việc nhà bình thường hoặc thậm chí ra khỏi giường. ZOE COVID lưu ý.

Mệt mỏi trong COVID-19 còn có thể làm ảnh hưởng tới khả năng tập trung hoặc ghi nhớ. Đôi khi, mọi người mô tả những dấu hiệu này như là có "sương mù não" - điều này đặc biệt phổ biến khi bạn bị COVID-19 kéo dài.

Cảm giác mệt mỏi cũng có thể tăng lên ngay cả sau khi thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày.

(Hình ảnh: GETTY)

2. Thời điểm xuất hiện

Khi nói đến thời điểm, sự mệt mỏi do COVID-19 có xu hướng xuất hiện trong tuần đầu tiên kể từ khi bị nhiễm trùng. Dấu hiệu "sớm" này thường tồn tại trong vòng từ năm đến tám ngày. Ở một số người có thể bị vấn đề khó chịu này lâu hơn nữa.

Sự mệt mỏi trong COVID-19 có thể xuất hiện cùng với các triệu chứng của COVID-19 khác. Căn cứ vào các triệu chứng này có thể giúp bạn xác định liệu có đang bị nhiễm virus hay không.

Theo NHS, các dấu hiệu COVID-19 chính bao gồm:

  • Hụt hơi

  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức

  • Cơ thể đau nhức

  • Đau đầu

  • Bị nghẹt hoặc chảy nước mũi

  • Ăn mất ngon

  • Bệnh tiêu chảy...

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những loại đồ uống giúp giảm mệt mỏi sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Trịnh Xuân Nguyên (Theo EP) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm