Đồ uống phù hợp có thể giúp làm giảm các triệu chứng cảm lạnh hiệu quả
1. Trà gừng hành
Nước hoặc hỗn hợp trà ấm có tác dụng làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong đường mũi, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tống xuất dịch nhầy ra ngoài, nhanh chóng làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Vì vậy, bổ sung gừng và hành lá (đều có tính cay nóng) vào đồ uống ấm được xem là biện pháp hỗ trợ hiệu quả ngay từ những triệu chứng cảm cúm ban đầu.
Theo chuyên gia Lisa Franzetta, nhà sáng lập Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ toàn diện Griffin (Mỹ) lý giải: “Cả hành lá và gừng tươi đều sở hữu những hợp chất có khả năng kích thích cơ thể tăng tiết mồ hôi, một cơ chế thải độc tự nhiên theo quan niệm của y học cổ truyền. Đồng thời, vị cay nồng của các loại gia vị này còn góp phần làm thông thoáng đường mũi nhanh chóng hơn”.
Cách làm: Cho vào mỗi cốc nước khoảng 10 lát gừng tươi (không gọt vỏ) và 3 lát hành lá, ưu tiên phần gốc trắng để tăng vị cay. Đun sôi hỗn hợp, sau đó đun nhỏ lửa trong 5 phút để các dưỡng chất hòa tan hoàn toàn. Lọc kỹ trước khi thưởng thức. Theo khuyến nghị của chuyên gia Franzetta, nên uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày để tận hưởng trọn vẹn lợi ích mà nó mang lại.
2. Mật ong, chanh, gừng làm dịu cổ họng
Mật ong, chanh và gừng là 3 loại gia vị nhà nào cũng có.
Mật ong đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là một phương pháp điều trị hiệu quả hơn các loại siro ho thông thường đối với các trường hợp viêm họng. Kết cấu đặc của mật ong giúp tạo một lớp màng bảo vệ trên niêm mạc họng, đồng thời các hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn có trong mật ong giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, việc kết hợp mật ong với chanh (giúp cung cấp vitamin C) và gừng (có tác dụng kháng viêm) trong một ly trà ấm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm dịu cổ họng một cách tự nhiên.
Cách làm: Cho 2 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê gừng tươi nạo và nước cốt nửa quả chanh vào 350-470ml nước nóng, khuấy đều và thưởng thức sau 5-10 phút. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng người dùng nên chú ý đến lượng gừng khi sử dụng, vì dùng quá nhiều có thể gây ra tình trạng khó tiêu.
3. Nước điện giải chanh mật ong
Việc bù lại lượng nước đã mất là rất cần thiết khi cơ thể trải qua các tình trạng như sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy, gây ra hiện tượng mất nước qua mồ hôi. Nếu không được bổ sung kịp thời, tình trạng mất nước có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Trong những trường hợp này, các dung dịch điện giải được khuyến nghị sử dụng hơn nước lọc, bởi chúng không chỉ cung cấp nước mà còn bổ sung các chất điện giải thiết yếu như natri, kali và glucose.
Cách làm: Cho 1 thìa canh nước cốt chanh và 1 thìa cà phê mật ong cùng 1 nhúm muối vào 2 cốc nước. Sau đó khuấy đều và uống khi cần.
4. Trà có gia vị ấm
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng các loại gia vị ấm như quế, bạch đậu khấu, đinh hương và hạt tiêu đen có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm. Chính vì vậy, khi cảm thấy ớn lạnh, một tách trà ấm pha cùng các loại gia vị này có thể là một liệu pháp tự nhiên hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên hạn chế sử dụng đường và sữa, vì chúng có thể làm giảm tác dụng của các loại gia vị và gây ra một số vấn đề sức khỏe khác.
Trà quế có tính ấm nóng, hương thơm đặc trưng vừa dễ uống, dễ làm.
Cách làm: Dùng cối xay hoặc cối giã để nghiền nát thật nhỏ 2 thanh quế, 2 đến 3 quả bạch đậu khấu, 1 đến 2 cây đinh hương và một chút hạt tiêu đen. Nên chọn gia vị tươi để hương vị thơm ngon hơn. Sau đó, cho hỗn hợp gia vị vừa nghiền vào 3 cốc nước và đun sôi lửa nhỏ khoảng 20 phút. Nên uống khoảng 3 lần mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh.
5. Sữa nghệ vàng
Sữa nghệ vàng có nguồn gốc từ Ấn Độ, từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian. Đến nay, thức uống này vẫn giữ được vị trí quan trọng trong y học cổ truyền nhờ những lợi ích sức khỏe đáng kể. Theo đó, curcumin có trong nghệ vốn nổi tiếng với khả năng chống viêm mạnh mẽ sẽ góp phần tăng cường hệ miễn dịch và rút ngắn thời gian mắc các bệnh cảm cúm thông thường.
Cách làm: Đun sôi 1 cốc sữa tuỳ thích sau đó thêm 1 nửa thìa bột nghệ, 1 thìa mật ong và một chút hạt tiêu đen, uống 1 lần 1 ngày.
6. Nước luộc gà
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Ứng dụng về Gia cầm (Poultry Science), nước luộc gà không chỉ là một món ăn ngon mà còn ẩn chứa những giá trị dinh dưỡng đáng kinh ngạc. Với thành phần giàu chất điện giải như natri cùng khả năng chống viêm mạnh mẽ, nước luộc gà rất phù hợp với người bị cảm lạnh, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khoẻ.
Đọc thêm tại bài viết sau: Ăn cay giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường
Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng dành cho trẻ bị suy dinh dưỡng, người thừa cân - béo phì, phụ nữ mang thai, người cao tuổi mắc bệnh mạn tính,.. Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.