Bệnh cúm ở trẻ em
Cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, rất dễ lây lan, ảnh hưởng đến đường hô hấp. Đây là một trong những bệnh do virus phổ biến và nghiêm trọng nhất thường xảy ra vào mùa đông. Bệnh gây ra các triệu chứng như sốt cao, đau nhức cơ thể, ho và một số triệu chứng không điển hình khác.
Hầu hết trẻ em mắc bệnh cúm sẽ hồi phục trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị bệnh nặng hơn và cần phải điều trị tại bệnh viện. Cúm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi (viêm phổi), một số biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh cúm ở trẻ em
Cúm do virus cúm gây ra. Virus cúm được chia thành 3 loại:
Virus cúm có thể lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua đường hô hấp khi hắt hơi hoặc ho. Virus cũng có thể tồn tại trong một thời gian ngắn trên các bề mặt. Các bề mặt này bao gồm tay nắm cửa, đồ chơi, bút chì, bàn phím, điện thoại, máy tính bảng và mặt bàn... Virus cúm cũng có thể lây truyền qua sử dụng chung dụng cụ ăn uống. Con bạn có thể nhiễm virus cúm bằng cách chạm vào thứ gì đó đã bị nhiễm virus, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.
Virus cúm lây lan mạnh nhất trong vòng 24 giờ trước khi người bệnh có triệu chứng và trong khi các triệu chứng rõ rệt nhất. Nguy cơ lây nhiễm cho người khác thường kết thúc vào khoảng ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 của bệnh. Vì cúm có thể lây lan trước khi các triệu chứng bắt đầu nên việc nhiễm virus cúm rất dễ dàng. Trẻ em thường có nguy cơ nhiễm virus cúm cao hơn vì trẻ có thói quen chạm vào nhiều bề mặt rồi đưa tay lên miệng, mũi hoặc mắt.
Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh cúm
Tất cả trẻ em đều có nguy cơ cao mắc bệnh cúm, tuy nhiên trẻ dưới 5 tuổi thường dễ bị mắc bệnh hơn.
Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cúm cao hơn nếu:
Trẻ nhỏ và trẻ em mắc một số bệnh nền có nguy cơ cao phải nhập viện hoặc bị nhiễm cúm nặng hoặc biến chứng.
Các triệu chứng của bệnh cúm ở trẻ em
Cúm là một bệnh về đường hô hấp, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Trẻ có thể đột ngột mắc bất kỳ hoặc tất cả các triệu chứng sau:
Một số ít trẻ có thể có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa , tiêu chảy.
Hầu hết trẻ em đều khỏi cúm trong vòng một tuần. Tuy nhiên, trẻ có thể vẫn cảm thấy rất mệt mỏi trong 3 đến 4 tuần sau đó.
Đọc thêm tại bài viết: Cúm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?
Cảm lạnh (cảm cúm) và cúm có các triệu chứng khác nhau
Cha mẹ cần lưu ý các điểm khác nhau cơ bản dưới đây để kịp thời phát hiện các biểu hiện cúm ở trẻ.
Triệu chứng cảm lạnh |
Triệu chứng cúm |
Sốt nhẹ hoặc không sốt |
Sốt cao, có thể từ 39,4°C đến 40,5°C |
Đôi khi đau đầu |
Đau đầu trong hầu hết các trường hợp |
Nghẹt mũi, sổ mũi |
Sổ mũi trong, hoặc nghẹt mũi trong một số trường hợp |
Hắt hơi |
Hắt hơi trong một số trường hợp |
Ho nhẹ |
Ho, thường trở nên nghiêm trọng |
Đau nhức cơ thể nhẹ |
Đau nhức cơ thể nghiêm trọng |
Mệt mỏi nhẹ |
Mệt mỏi cực độ (kiệt sức) có thể kéo dài hàng tuần |
Đau họng |
Đau họng trong một số trường hợp |
Cảm lạnh thường nhẹ và khỏi sau vài ngày. Cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và thậm chí tử vong.
Tuy nhiên, triệu chứng cúm có thể giống như một số bệnh nhiếm trùng khác. Vì vậy, khi bạn nghi ngờ trẻ có dấu hiệu như là mắc cúm, hãy ngay lập tức đưa trẻ đến khám bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.
Chẩn đoán cúm ở trẻ em
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của trẻ và thăm khám cho con bạn. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện, chẳng hạn như lấy mẫu dịch mũi hoặc họng... căn cứ các triệu chứng và sức khỏe tổng thể của con bạn.
Điều trị cúm ở trẻ em
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ tuổi và sức khỏe chung của con bạn.
Mục tiêu của điều trị là giúp giảm bớt các triệu chứng hoặc ngăn ngừa biến chứng, có thể bao bao gồm các loại thuốc như:
Thuốc kháng sinh không có hiệu quả đối với bệnh nhiễm virus, vì vậy thường không được kê đơn điều trị cho trẻ mắc cúm. Tuy nhiên, trẻ có thể phải sử dụng nếu con bạn bị viêm phổi do vi khuẩn hoặc khi nhiễm vi khuẩn đồng thời.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng con bạn:
Các biến chứng có thể xảy ra của bệnh cúm ở trẻ em
Cúm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp. Trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng có thể cần phải nằm viện. Cúm có thể dẫn đến viêm phổi. Trong một số trường hợp, cúm có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ em mắc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn, có nguy cơ cao bị biến chứng cúm. Bệnh hen suyễn hoặc các bệnh lý về phổi khác của trẻ cũng có thể nặng lên bởi bệnh cúm. Trẻ em bị cúm cũng có nhiều khả năng bị nhiễm trùng tai.
Đọc thêm tại bài viết: Dùng Tamiflu có an toàn cho trẻ em không?
Phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ
Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm là tiêm vaccine cúm hàng năm, thường là khoảng tháng 9, 10. Mỗi năm, một loại vaccine cúm mới sẽ được cung cấp trước khi mùa cúm bắt đầu. Hãy trao đổi với nhân viên tiêm chủng để hiểu rõ về lịch tiêm phòng cũng như hiệu quả phòng ngừa của các loại vaccine cúm.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vaccine được tiêm vào cơ đùi. Ở trẻ lớn hơn, vaccine được tiêm vào cơ bắp tay. Một số nước có sẵn Vaccine cúm dạng xịt mũi, sử dụng cho trẻ em khỏe mạnh trên 2 tuổi, bao gồm cả thanh thiếu niên không đang mang thai.
Vaccine cúm được khuyến cáo tiêm chủng cho tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
Vaccine cúm được chỉ định tiêm phòng cho những trẻ có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm. Nên tiêm phòng cúm cho bất kỳ trẻ nào mắc bất kỳ bệnh nào sau đây:
Cũng nên tiêm phòng cúm cho:
Một số tác dụng phụ của vaccine có thể giống như các triệu chứng cúm nhẹ. Tuy nhiên, vaccine không gây ra bệnh cúm.
Lưu ý cho cha mẹ
Cúm mùa ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm, nhưng với kiến thức đầy đủ và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ con em mình. Hãy chủ động tìm hiểu về bệnh cúm, tiêm phòng cúm đầy đủ theo khuyến cáo của nhân viên y tế và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giữ cho trẻ luôn khỏe mạnh.
Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.
Căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến mà hầu hết học sinh đều phải đối mặt. Việc chuẩn bị cho kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ, nỗ lực bền bỉ và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Khi áp lực quá lớn, nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, tìm hiểu cách giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường học tập tích cực là điều cần thiết để có thể vượt qua giai đoạn thử thách này một cách nhẹ nhàng hơn.
Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lo lắng và thiếu máu chắc chắn có liên quan với nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể khẳng định chắc chắn liệu tình trạng thiếu sắt có phải do dùng thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống lo âu hay không. Sau đây là những điều bạn nên biết để có được dinh dưỡng cần thiết trong khi đang điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình.
Xì hơi hay trung tiện là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng đôi khi gây ra những tình huống xấu hổ, nhất là khi đi kèm mùi hôi. Bạn nên làm gì để khắc phục tình trạng xì hơi nặng mùi?
Ngón tay dùi trống là tình trạng mà đầu ngón tay của bạn sưng to trông như đầu của dùi trống, tình trạng này chủ yếu là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vậy ngón tay dùi trống là biểu hiện của bệnh gì và nó có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Khi nghĩ đến chứng đau tai, điều đầu tiên bạn nghĩ đến có thể là cảnh một đứa trẻ la hét, không thể dỗ dành, khó chịu, sốt và không thể ngủ. Trong khi đau tai khá phổ biến ở trẻ em, người lớn cũng có thể bị. Nếu bạn đang tìm cách giảm đau, điều quan trọng là phải xác định xem cơn đau tai dữ dội, âm ỉ hay bỏng rát là do cảm lạnh thông thường hay viêm tai.
Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị loét thực quản. Bất kể nguyên nhân gây ra các triệu chứng loét thực quản là gì, việc tuân theo chế độ ăn đặc biệt có thể giúp ích.