Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách làm dịu cảm lạnh hoặc cúm của con bạn

Cảm cúm là một bệnh phổ biến, thường xuất hiện vào giai đoạn giao mùa, đặc biệt ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Mặc dù đây là một bệnh lý tương đối nhẹ và thường tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm bớt triệu chứng khi mắc cảm cúm cho trẻ.

Làm chậm sự nhỏ giọt của nước mũi

Chảy nước mũi thường là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh và tình trạng khó chịu này có thể kéo dài trong 2 tuần. Chất nhầy thường bắt đầu trong và chuyển sang màu vàng và đục sau vài ngày. Cúm cũng có thể gây chảy nước mũi, mặc dù không thường xuyên. Hãy thử nhỏ nước muối vào mũi để làm chậm quá trình nhỏ giọt.

Làm thông mũi nghẹt

Máy tạo độ ẩm phun sương mát hoặc vòi sen hơi nước thực sự có ích khi con bạn bị nghẹt mũi. Hãy hâm nóng một ít súp gà. Nghiên cứu cho thấy phương thuốc này thực sự có thể giúp thông mũi. Nếu bạn nghĩ con bạn có thể cần dùng thuốc để thông mũi, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Biết khi nào cơn ho cần được chăm sóc đặc biệt

Ho là bình thường khi có thứ gì đó gây khó chịu trong cổ họng hoặc phổi. Ho thường tự khỏi. Trừ khi ho khiến trẻ thức giấc vào ban đêm, trẻ gặp khó khăn khi thở hoặc thực sự làm phiền trẻ, tốt nhất là bạn nên cơn ho tự khỏi. Máy tạo độ ẩm, máy phun hơi nước có thể giúp ích. Cho trẻ trên 1 tuổi uống một thìa cà phê mật ong để trị ho. Nếu bạn nghĩ rằng trẻ cần thuốc ho, hãy trao đổi với bác sĩ.

Đọc thêm tại bài viết: Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Hắt hơi và thở khò khè

Hãy lắng nghe hơi thở của con bạn để tìm ra cách giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Hắt hơi có thể là dấu hiệu của cảm lạnh hoặc cúm. Tiếng huýt sáo hoặc tiếng thở khò khè có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn hoặc cảm lạnh ngực. Nếu bạn thấy trẻ thở khò khè, khó thở, khó nói hoặc thở nhanh bất thường, hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Làm dịu cơn đau họng

Một lý do gây đau họng là chất nhầy gây khó chịu chảy xuống phía sau cổ họng của trẻ. Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều, đặc biệt là đồ uống ấm hoặc lạnh. Bạn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối. Trẻ em trên 5 tuổi có thể ngậm kẹo cứng và thuốc xịt họng.

Điều trị đau nhức

Cảm lạnh và cúm có thể khiến trẻ bị đau đầu và đau nhức cơ thể. Cúm thực sự có thể khiến trẻ đau nhức khắp người. Để giảm đau, hãy cho trẻ trên 6 tháng tuổi uống ibuprofen hoặc acetaminophen. Hỏi bác sĩ về liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ. Không cho trẻ uống aspirin ngay cả aspirin dành cho trẻ sơ sinh trừ khi bác sĩ cho phép.

Đau tai hay viêm tai

Khi chất lỏng tích tụ do cảm lạnh hoặc cúm, nó có thể gây ra chứng đau tai nhẹ. Đắp khăn ấm, ẩm lên tai trẻ có thể làm dịu cơn đau. Hoặc thử dùng ibuprofen hoặc acetaminophen. Đi khám bác sĩ nếu trẻ:

  • Sốt
  • Đau dữ dội
  • Chảy dịch từ tai
  • Hoặc nếu con bạn dưới 2 tuổi bị đau tai

Viêm tai có thể cần dùng thuốc kháng sinh.

Sự thoải mái và chăm sóc khi bị sốt

Hãy gọi cho bác sĩ nếu con bạn bị sốt trên 38°C hoặc sốt 39°C trở lên kéo dài hơn 72 giờ, trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc chưa tiêm vắc-xin. Acetaminophen và ibuprofen là thuốc phù hợp với trẻ em không phải aspirin. Cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo mỏng và cho trẻ uống nhiều nước. Khi trẻ bị nóng, trẻ có thể bị mất nước nhanh chóng. Nếu trẻ trông có vẻ ốm hoặc bạn lo lắng, hãy trao đổi với bác sĩ.

Giúp trẻ năng động được nghỉ ngơi

Con bạn có thể rất mệt mỏi vì cơ thể đang phải làm việc để chống lại nhiễm trùng. Đảm bảo rằng con được nghỉ ngơi nhiều là một trong những cách tốt nhất giúp con khỏe lại. Các hoạt động sáng tạo như đọc sách, giải đố và làm đồ thủ công là những cách nhẹ nhàng giúp con bận rộn. Trẻ bị bệnh có thể thiếu kiên nhẫn, vì vậy hãy giữ mọi thứ đơn giản và đừng bận tâm đến sự bừa bộn.​​

Uống từng ngụm nhỏ để chữa tiêu chảy hoặc nôn mửa

Trẻ em bị cúm có thể bị tiêu chảy và nôn mửa, có thể khiến trẻ bị mất nước nhanh chóng. Cho trẻ uống dung dịch đặc biệt như Pedialyte, súp trong, nước lọc hoặc nước trái cây pha với nước. Bắt đầu với vài thìa cà phê sau mỗi 5 phút. Khi trẻ có thể uống mà không nôn, hãy thử cho trẻ uống nhiều hơn. Nếu trẻ nôn nhiều hơn một lần, nếu trẻ không đi tiểu nhiều như bình thường hoặc nếu trẻ trông có vẻ ốm, hãy gọi cho bác sĩ.

Chọn thuốc cẩn thận

Không sử dụng thuốc ho hoặc thuốc cảm lạnh cho trẻ em dưới 4 tuổi trừ khi bác sĩ yêu cầu. Một số chuyên gia cho rằng bạn không nên cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng thuốc. Chúng chưa được chứng minh là có hiệu quả và có thể gây ra tác dụng phụ. Hãy trao đổi với bác sĩ về loại thuốc nào phù hợp với con bạn. Chọn loại thuốc chỉ điều trị các triệu chứng mà con bạn mắc phải. Đảm bảo không cho trẻ dùng hai loại thuốc có cùng thành phần. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Đảm bảo đọc nhãn thuốc.

Phạm Hồng Ngọc - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 21/01/2025

    Thời điểm uống cà phê cực tốt cho tim và tuổi thọ

    Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thời điểm uống cà phê cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một thời điểm uống cà phê trong ngày giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim...

  • 21/01/2025

    5 việc cần làm mỗi sáng để hạ huyết áp

    Đối với hầu hết mọi người, tăng huyết áp không có dấu hiệu cảnh báo. Cách duy nhất để bạn biết mình bị huyết áp cao là thông qua chỉ số huyết áp. Nhưng theo thời gian, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây tổn thương các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm động mạch, tim, não, thận, mắt, v...v... May mắn thay, có những thay đổi về lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Thử những thay đổi này vào buổi sáng khi huyết áp của bạn bắt đầu tăng, thậm chí trước khi bạn thức dậy là thời điểm đặc biệt tốt để bắt đầu. Hãy tìm hiểu những thói quen này cùng VIAM nhé.

  • 20/01/2025

    5 lợi ích của tỏi nướng trong mùa đông

    Tỏi nướng không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích của tỏi nướng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa đông.

  • 20/01/2025

    Xua tan mệt mỏi cuối năm: Bí quyết lấy lại năng lượng cho dân văn phòng

    Cuối năm, thời điểm mà không khí hối hả bao trùm, đặc biệt là với dân văn phòng. Áp lực công việc với deadline dồn dập, những buổi tiệc tùng liên miên khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ. Vậy làm thế nào để xua tan mệt mỏi, lấy lại năng lượng để đón một năm mới tràn đầy hứng khởi? Hãy cùng Viện y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những bí quyết hữu ích để "sạc đầy pin" cho cả thể chất lẫn tinh thần.

  • 18/01/2025

    Du lịch cuối năm khỏe mạnh: cẩm nang bỏ túi cho chuyến đi an toàn

    Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!

  • 17/01/2025

    Phù nề sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả

    Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.

  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

Xem thêm