Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều ba mẹ cần biết để phòng bệnh cúm cho trẻ nhỏ

Cúm là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng đối với trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Mùa cúm năm nay đặc biệt nghiêm trọng. Vào tháng 1 năm 2025, tỷ lệ nhập viện do cúm tăng đột biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến khích bao phủ tiêm vắc-xin cúm cho trẻ em. Cúm có thể đang lây lan ở nhiều khu vực, nhưng vẫn chưa quá muộn để tiêm vắc-xin cúm. Hãy đọc tiếp để biết các cách ngăn ngừa cúm lây lan cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc cúm cao hơn không?

Có. Do độ tuổi của trẻ, ngay cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc cúm rất cao. Trong đó, trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc cúm cao nhất. Đặc biệt, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhập viện và tử vong cao nhất nhưng ở độ tuổi này, trẻ còn quá nhỏ để tiêm vắc-xin.

Ba mẹ cũng nên lưu ý: Hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển. Điều này có thể khiến trẻ có nguy cơ nhiễm vi-rút như cúm cao hơn hoặc khiến trẻ chậm phản ứng với các bệnh truyền nhiễm hơn.

Trẻ có cần tiêm hai liều vắc-xin cúm không?

Có thể. Cần tiêm hai liều nếu trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi và

  • đây là lần đầu tiên trẻ được tiêm vắc-xin phòng cúm hoặc
  • trẻ chỉ được tiêm một liều vắc-xin cúm trước ngày 1 tháng 7 của năm trước.

Các liều được tiêm cách nhau bốn tuần. Sau liều đầu tiên, hệ thống miễn dịch sẽ sẵn sàng phản ứng với bệnh cúm. Trẻ nhỏ có thể chưa có mức độ bảo vệ miễn dịch cao. Sau liều thứ hai, mức độ bảo vệ miễn dịch cao hơn và chỉ cần tiêm một liều mỗi năm sau đó.

Hai tuần sau khi trẻ được tiêm đủ liều vắc-xin cúm theo khuyến cáo, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ hoàn toàn sẵn sàng phản ứng. Lần tiếp theo trẻ tiếp xúc với bệnh cúm, trẻ sẽ được chuẩn bị tốt hơn để tránh bị ốm nặng. Trẻ sơ sinh có thể tiêm vắc-xin cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong mùa cúm. Càng sớm càng tốt, đặc biệt là lần đầu tiên trẻ được tiêm vắc-xin hoặc nếu trẻ chỉ được tiêm một liều.

Trẻ bú mẹ có cần tiêm vắc-xin cúm không?

Có. Vắc-xin cúm được khuyến nghị cho những người đang mang thai hoặc cho con bú và cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên.

  • Tiêm vắc-xin cúm khi đang mang thai hoặc cho con bú giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Kháng thể chống cúm được truyền cho trẻ trong bụng mẹ hoặc qua sữa mẹ.
  • Khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên, việc tiêm vắc-xin sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ.
  • Các thành viên trong gia đình cũng được hưởng lợi từ khả năng bảo vệ tăng cường miễn dịch của vắc-xin cúm. Họ sẽ ít có khả năng khiến trẻ sơ sinh tiếp xúc với cúm hơn. Giống như có một cái kén bao quanh trẻ để bảo vệ trẻ nếu trẻ còn quá nhỏ để tiêm vắc-xin.

Khi nào ba mẹ nên gọi cho bác sĩ nhi khoa về các triệu chứng cúm của trẻ?

Nếu trẻ nhỏ có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp của bệnh cúm, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Trẻ nhỏ hoặc những người mắc các bệnh lý nền có nguy cơ cao gặp biến chứng do cúm. Bác sĩ nhi khoa có thể giúp xác định xem trẻ có cần dùng thuốc kháng vi-rút cúm hay không. Thuốc kháng vi-rút cúm có hiệu quả nhất khi được dùng trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc có thể được dùng muộn hơn ở những trẻ bị bệnh nặng hoặc có nguy cơ cao. Cha mẹ và bác sĩ nhi khoa nên thảo luận về các rủi ro và lợi ích của thuốc kháng vi-rút trước khi bắt đầu điều trị.

Bất kỳ trẻ nào có các triệu chứng cúm trở nên trầm trọng hơn đều nên được bác sĩ thăm khám và kiểm tra. Hãy nhớ rằng:
  • Trẻ em gặp khó khăn về hô hấp có thể cần được điều trị bằng các phương pháp hỗ trợ hô hấp như thở oxy.
  • Nôn mửa và tiêu chảy có thể gây mất nước. Khi điều này xảy ra, trẻ có thể cần truyền thêm dịch qua ống thông tĩnh mạch.
  • Thuốc kháng sinh không điều trị được bệnh cúm. Tuy nhiên, trẻ có thể cần dùng thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng tai, viêm phổi do vi khuẩn hoặc các vấn đề khác.
  • Thuốc kháng vi-rút được kê đơn để điều trị COVID-19 không có tác dụng điều trị cúm. Chỉ có thuốc kháng vi-rút cúm mới có tác dụng điều trị cúm.

Ba mẹ nên làm gì nếu bị cúm?

Ba mẹ hoặc người chăm sóc có các triệu chứng cúm nên gọi cho bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mình để xác định xem liệu có cần dùng thuốc kháng vi-rút hay không.

Nên sắp xếp một người lớn khỏe mạnh khác ở nhà để chăm sóc trẻ. Nếu không có người chăm sóc nào khác, hãy đeo khẩu trang khi bế, cho ăn hoặc chăm sóc trẻ nhằm ngăn ngừa sự lây lan của vi-rút.

Hãy ghi nhớ

Vi-rút cúm rất phổ biến. Hầu hết những người bị cúm đều bị ốm trong ít nhất một tuần. Một số người bị ốm nặng hơn và ngay cả trẻ nhỏ khỏe mạnh cũng có thể bị ốm rất nặng.

Đối với trẻ em ít nhất 6 tháng tuổi, vắc-xin cúm là cách tốt nhất để tránh bệnh nghiêm trọng. Và để bảo vệ trẻ em dưới 6 tháng tuổi, khuyến cáo tất cả các thành viên đủ điều kiện trong gia đình nên tiêm vắc-xin cúm hàng năm.

Ngọc Ánh - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 15/03/2025

    Lợi ích bất ngờ của quả thanh long với sức khỏe

    Thanh long là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mức cholesterol “xấu” và tốt cho người bệnh đái tháo đường.

  • 15/03/2025

    Ngủ ngon giấc mùa xuân: Cải thiện giấc ngủ cho cả gia đình

    Mùa xuân, với tiết trời ấm áp, dễ chịu và không khí trong lành, là thời điểm lý tưởng để tận hưởng những giấc ngủ ngon và sâu giấc. Cả gia đình có thể cùng nhau quây quần, thư giãn sau một ngày dài hoạt động.

  • 14/03/2025

    Tùy tiện sử dụng thực phẩm chức năng: "Con dao hai lưỡi"

    Ở tuổi 70, bà Lê Thị Thanh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) luôn lo lắng vấn đề xương khớp, mỡ máu, tiền đình. Vì thế, ai mách loại thực phẩm chức năng nào, bà Thanh đều tìm hiểu rồi mua về uống. Khi con cháu hỏi thì bà Thanh khẳng định: “toàn thuốc bổ cả, uống vào không sao hết”.

  • 14/03/2025

    Điều gì tạo nên sự khác biệt về tuổi thọ giữa phụ nữ và đàn ông?

    Các nhà khoa học đang nỗ lực khám phá những yếu tố sinh học và môi trường ảnh hưởng đến quá trình lão hóa ở nam và nữ. Mục tiêu là tìm ra những phương pháp can thiệp hiệu quả, giúp cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho cả hai giới.

  • 14/03/2025

    Tại sao bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn?

    Có một số giả thuyết được đưa ra để lý giải về nguyên nhân gây ra tình trạng "căng da bụng trùng da mắt" và bài viết này sẽ giúp bạn tìm cho mình một số giải pháp để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.

  • 13/03/2025

    Tại sao ăn salad có thể gây đầy bụng?

    Salad từ lâu đã trở thành món ăn ưa chuộng của những người đang giảm cân hay đang tuân thủ chế độ ăn uống "healthy". Tuy nhiên, không ít người lại cảm thấy khó chịu và đầy bụng sau khi ăn salad. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này?

  • 13/03/2025

    Những dấu hiệu đau chân mà bạn không nên xem nhẹ

    Chúng ta đều từng bị đau chân tại một thời điểm nào đó trong đời. Chẳng hạn như đau do bị ngã hoặc bị chuột rút, nhưng những cơn đau đó thường nhanh chóng qua đi khi bạn sử dụng thuốc giảm đau.

  • 12/03/2025

    Nguyên cứu mới: Pha trà giúp loại bỏ kim loại nặng trong nước

    Nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy, trà không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn có thể giúp loại bỏ kim loại nặng trong nước.

Xem thêm