Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dùng Tamiflu có an toàn cho trẻ em không?

Tamiflu có tác dụng khi sử dụng trong vòng 48 giờ từ khi có triệu chứng và có kết quả test dương tính với cúm A hoặc cúm B. Tuy nhiên, cha mẹ có nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc hay cần có chỉ định của bác sĩ?

ThS.BS. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ cùng chúng ta làm rõ câu hỏi này?
 

Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết cơ chế tác động của Tamiflu và trẻ em mắc cúm mùa có được sử dụng Tamiflu không?

ThS.BS. Trần Thu Nguyệt: Tamiflu là một loại thuốc kháng virus được kê để điều trị bệnh cúm mùa. Trẻ em cũng có thể được kê đơn sử dụng Tamiflu để điều trị bệnh cúm. Mặc dù thuốc không làm giảm hoàn toàn các triệu chứng cúm nhưng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm và giảm thời gian trẻ bị cúm cũng như hạn chế nguy cơ mắc các biến chứng do cúm.

Về độ an toàn của Tamiflu đối với trẻ thì Tamiflu đã được phê duyệt sử dụng vào năm 1999 để sử dụng cho trẻ em từ 2 tuần tuổi trở lên. Các tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ. Vì vậy, thuốc được coi là an toàn để sử dụng.

Cơ chế của Tamiflu là thuốc kháng virus hoạt động bằng cách ngăn virus nhân lên trong cơ thể. Mặc dù thuốc kháng virus khác với thuốc kháng sinh, nhưng đều là các thuốc phải được bác sỹ kê đơn thay vì mua không cần đơn.

Phóng viên: Vậy khi nào thì trẻ sử dụng Tamiflu và cha mẹ có thể tự mua thuốc cho con uống được không, thưa bác sĩ?

 

ThS.BS. Trần Thu Nguyệt: Việc cho trẻ uống Tamiflu cần theo chỉ định của bác sĩ. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý cho con uống thuốc.

Bác sĩ nhi khoa có thể kê đơn Tamiflu cho trẻ nếu có biểu hiện sau: Sốt/ớn lạnh; ho; sổ mũi; viêm họng; đau người; mệt mỏi...

Các cha mẹ hãy nhớ rằng, bác sỹ chỉ kê đơn Tamiflu khi trẻ có các triệu chúng cúm và có kết quả thử nghiệm dương tính với cúm A hoặc cúm B và thường sử dụng trong vòng 48 giờ từ khi có triệu chúng. Vì vậy, cha mẹ không nên sử dụng Tamiflu bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

Nếu trẻ có các triệu chứng cúm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ cao bị các biến chứng do cúm, bác sỹ cũng có thể chỉ định cho trẻ dùng Tamiflu ở giai đoạn muộn hơn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các yếu tố nguy cơ bao gồm trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim phổi.

Đọc thêm bài viết: Bộ Y tế khẳng định Tamiflu là thuốc chữa cúm phải kê đơn

Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết lợi ích của Tamiflu trong điều trị cúm ở trẻ em?

ThS.BS. Trần Thu Nguyệt: Các nghiên cứu trên cả trẻ em và người lớn cho thấy thuốc kháng virus như Tamiflu có thể ngăn ngừa bệnh cúm nặng có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Đặc biệt, những loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ viêm phổi hoặc các vấn đề sức khỏe khác dẫn đến nhập viện.

Nhìn chung, thuốc kháng virus có thể làm cho các triệu chứng của trẻ ít nghiêm trọng hơn và rút ngắn thời gian bị bệnh từ 1 đến 3 ngày. Điều này có nghĩa là trẻ có thể quay trở lại cuộc sống hàng ngày ở gia đình, trường học, tham gia các hoạt động, đến các điểm vui chơi sớm hơn so với khi không dùng thuốc.

Khi được sử dụng sớm, Tamiflu cũng có thể ngăn ngừa tình trạng viêm tai phát triển khi bệnh cúm tiến triển. Tamiflu thậm chí có thể làm giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh để điều trị các biến chứng do nhiễm vi khuẩn khác liên quan đến bệnh cúm ở trẻ em từ 1 đến 12 tuổi.

Phóng viên: Về nhược điểm của Tamiflu cho trẻ em thì sao, thưa bác sĩ?

ThS.BS. Trần Thu Nguyệt: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) nhấn mạnh rằng Tamiflu có hiệu quả nhất khi được dùng trong vòng 48 giờ sau khi con bạn xuất hiện các triệu chứng. Vì vậy, nếu bạn nhầm những cơn ho, sốt hoặc hắt hơi ban đầu do cúm gây nên với cảm lạnh thông thường, bạn có thể đã bỏ lỡ khoảng thời gian điều trị lý tưởng. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ trẻ mắc cúm, hãy đưa ngay trẻ đi khám bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Một nhược điểm khác mà bạn có thể đã nghe nói là Tamiflu có thể không hiệu quả với một số chủng cúm nhất định. Tuy nhiên, CDC Hoa Kỳ mới chỉ xác định được một trường hợp virus cúm đã kháng lại Tamiflu, đó là  chủng H1N1 vào năm 2009.

Vì vậy, cha mẹ không được tự ý sử dụng Tamiflu cho trẻ em. Bác sỹ sẽ thăm khám, chỉ định sử dụng Tamiflu điều trị  cho con bạn trong trường hợp cần thiết.

Các tác dụng phụ chính liên quan đến Tamiflu bao gồm buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, FDA lưu ý rằng các tác dụng phụ không phổ biến và rất hiếm gặp đã được ghi nhận ở trẻ em từ 16 tuổi trở xuống, bao gồm: Ảo giác; hoang mang, sợ hãi; co giật; các vấn đề thần kinh hoặc tâm thần khác.

Nếu trẻ được bác sỹ chỉ định dùng Tamiflu, hãy theo dõi trẻ để biết các dấu hiệu thay đổi hành vi bất thường và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn nhận thấy trẻ có các dấu hiệu khó thở, mất nước hoặc các triệu chứng xấu đi, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Thông tin chi tiết: Dùng Tamiflu có an toàn cho trẻ em không?

Phóng viên: Tamiflu có thể được sử dụng như thuốc để ngăn ngừa bệnh cúm nếu trẻ đã tiếp xúc với người bệnh không, thưa bác sĩ?

ThS.BS. Trần Thu Nguyệt: Tamiflu còn được gọi là chất ức chế neuraminidase vì khả năng ngăn chặn enzyme neuraminidase của virus, có nhiệm vụ cho phép virus cúm xâm nhập vào các tế bào trong hệ hô hấp. Do đó, bác sĩ nhi khoa có thể kê đơn thuốc Tamiflu cho trẻ trước khi các triệu chứng bắt đầu để ngăn ngừa bệnh cúm diễn biến nặng.

Điều đó có nghĩa rằng, Tamiflu không được kê đơn để phòng ngừa cúm cho mọi trẻ em, trừ khi trẻ có nguy cơ rất cao mắc bệnh cúm nặng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo phương pháp tốt nhất để phòng ngừa cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là tiêm phòng cúm theo mùa mỗi năm.

Phóng viên: Xin bác sĩ cho lời khuyên của bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa cá nhân để ngăn ngừa bệnh cúm?

ThS.BS. Trần Thu Nguyệt: Để phòng ngừa cúm, người dân nên tuân thủ những điều sau:

  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị cúm.
  • Khuyến khích mọi người che mũi miệng khi ho/ hắt hơi.
  • Thực hành vệ sinh tốt: Rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay, vệ sinh sạch sẽ các bề mặt bằng các dung dịch sát khuẩn...
  • Đeo khẩu trang ở những nơi tập trung đông người, trong các cơ sở y tế.
Diệu Hiền - Theo Bệnh viện Bạch Mai
Bình luận
Tin mới
  • 15/04/2025

    Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

    Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

  • 15/04/2025

    Bí quyết vượt qua căng thẳng và lo lắng trong kỳ thi

    Căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến mà hầu hết học sinh đều phải đối mặt. Việc chuẩn bị cho kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ, nỗ lực bền bỉ và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Khi áp lực quá lớn, nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, tìm hiểu cách giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường học tập tích cực là điều cần thiết để có thể vượt qua giai đoạn thử thách này một cách nhẹ nhàng hơn.

  • 14/04/2025

    Chế độ ăn cải thiện chức năng phổi cho người bệnh khí phế thũng

    Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • 14/04/2025

    Thiếu máu do thiếu sắt có liên quan đến tình trạng lo âu hay không?

    Lo lắng và thiếu máu chắc chắn có liên quan với nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể khẳng định chắc chắn liệu tình trạng thiếu sắt có phải do dùng thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống lo âu hay không. Sau đây là những điều bạn nên biết để có được dinh dưỡng cần thiết trong khi đang điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình.

  • 13/04/2025

    Xì hơi nặng mùi có phải vấn đề tiêu hóa?

    Xì hơi hay trung tiện là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng đôi khi gây ra những tình huống xấu hổ, nhất là khi đi kèm mùi hôi. Bạn nên làm gì để khắc phục tình trạng xì hơi nặng mùi?

  • 13/04/2025

    Ngón tay dùi trống là gì?

    Ngón tay dùi trống là tình trạng mà đầu ngón tay của bạn sưng to trông như đầu của dùi trống, tình trạng này chủ yếu là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vậy ngón tay dùi trống là biểu hiện của bệnh gì và nó có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 13/04/2025

    Đau tai: Cảm lạnh hay viêm tai?

    Khi nghĩ đến chứng đau tai, điều đầu tiên bạn nghĩ đến có thể là cảnh một đứa trẻ la hét, không thể dỗ dành, khó chịu, sốt và không thể ngủ. Trong khi đau tai khá phổ biến ở trẻ em, người lớn cũng có thể bị. Nếu bạn đang tìm cách giảm đau, điều quan trọng là phải xác định xem cơn đau tai dữ dội, âm ỉ hay bỏng rát là do cảm lạnh thông thường hay viêm tai.

  • 12/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh loét thực quản

    Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị loét thực quản. Bất kể nguyên nhân gây ra các triệu chứng loét thực quản là gì, việc tuân theo chế độ ăn đặc biệt có thể giúp ích.

Xem thêm