Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bộ Y tế khẳng định Tamiflu là thuốc chữa cúm phải kê đơn

Ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, cơ quan này đảm bảo cung ứng đủ thuốc Tamiflu cho nhuacầu điều trị cúm. Tuy nhiên, đây là loại thuốc cần bác sĩ chỉ định kê đơn, người dân không tùy tiện dùng có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

Bộ Y tế khẳng định Tamiflu là thuốc chữa cúm phải kê đơn

Theo ông Đông, thuốc Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir hàm lượng 75mg) đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam và không phải thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Theo quy định hiện hành, thuốc được nhập khẩu mà không phải thực hiện việc cấp phép nhập khẩu, do đó sẽ không bị giới hạn về số lượng thuốc nhập khẩu vào Việt Nam và được nhập khẩu theo nhu cầu thị trường.

Theo các dữ liệu báo cáo, thuốc Tamiflu được nhập khẩu trong năm 2018 để cung ứng cho các đơn vị sử dụng, trong đó chủ yếu tập trung cung ứng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa do đặc thù của thuốc là chỉ sử dụng trong trong thời điểm xảy ra dịch và trước khi sử dụng cần có sự thăm khám, kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ bởi bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay qua rà soát về số lượng nhập khẩu, theo đánh giá sơ bộ, khả năng cung ứng thuốc Tamiflu là đủ để cung ứng cho nhu cầu sử dụng thuốc trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam. Tuy nhiên các đơn vị sử dụng cần chủ động dự trù, đặt hàng dự trữ tồn kho với các cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu để có kế hoạch cung ứng thuốc kịp thời, tránh trường hợp khi không có dịch thì không có dự trữ, đến khi có dịch thì không kịp nhập khẩu.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cũng thông tin thêm, thuốc Tamiflu và các thuốc khác có chứa hoạt chất Oseltamivir là thuốc kê đơn, khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe. Do đó, khi có triệu chứng nghi là bệnh cúm hoặc nghi ngờ tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm, người dân nên đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir không thay thế cho việc tiêm vắc xin phòng cúm . Do đó, hằng năm người dân nên đến cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin phòng cúm mùa để chủ động phòng cúm.

Trước đó, Bộ Y tế cũng có công văn gửi tới các bệnh viện, yêu cầu các cơ sở điều trị tổ chức tốt công tác phân luồng khám bệnh; thu dung cách ly, cấp cứu, thiết lập khu vực riêng để điều trị cho người bệnh cúm; thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây chéo trong bệnh viện, phát hiện sớm và điều trị tích cực các trường hợp diễn biến nặng, lấy mẫu và xét nghiệm để phát hiện kịp thời các tác nhân cúm độc lực cao.

Đặc biệt với chỉ định điều trị cúm, cần kiểm soát chặt và chỉ định dùng thuốc kháng vi rút, tránh tình trạng khan hiếm ảo và tình trạng kháng thuốc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lầm tưởng về vắc xin cúm

Hồng Hải - Theo Dân trí
Bình luận
Tin mới
  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

  • 07/04/2025

    Ngày Sức Khỏe Thế Giới: - Khởi đầu khỏe mạnh tương lai tươi sáng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.

  • 06/04/2025

    Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng không dung nạp lactose

    Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.

  • 06/04/2025

    Phân biệt bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt

    Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!

  • 05/04/2025

    10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

    Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

  • 05/04/2025

    Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

    Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.

  • 04/04/2025

    Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

    Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?

  • 04/04/2025

    Làm thế nào để cải thiện lưu thông máu của bạn?

    Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.

Xem thêm