Hỏi đáp liên quan bệnh cúm mùa 2017 -2018
Với cúm mùa 2017 - 2018, WHO, CDC khuyến cáo cách tốt nhất phòng bệnh cúm mùa cho trẻ và gia đình: Thực hiện việc tiêm ngừa vắc xin phòng cúm hàng năm.
Vaccin cúm an toàn cho mọi người, tiêm vaccine cúm giúp giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật, giảm biến chứng đưa đến tử vong.
Không nên trì hoãn tiêm vắc xin ngừa cúm cho bạn và gia đình.
"Virus cúm khó lường và điều quan trọng là nhận được vắc xin sớm sẽ giúp cơ thể được bảo vệ khi virus bắt đầu lưu hành".
Khi càng có nhiều người tiêm phòng cúm thì nhiều người sẽ được bảo vệ khỏi mắc bệnh cúm, bao gồm người lớn tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và ở người mắc các bệnh mãn tính (Suy tim, suy thận, bệnh phổi mãn tính v.v…).
Câu hỏi 1: Các chủng Vi-rút Cúm lưu hành hiện nay?
Có 04 loại cúm A, B, C (gây bệnh trên người) và D (chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc). Trong đó cúm A là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dịch cúm ở người, có khả năng lây nhiễm rất nhanh và có thể bùng phát thành ổ dịch lớn. Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều đợt cúm do các chủng virus cúm A gây nên, làm tử vong tới hàng trăm ngàn người.
Biểu đồ về chủng virus cúm lưu hành Tuần 1 – Tuần 40 /2017 (WHO)
Virus cúm B không được chia thành các phân typ, hiện nay lưu hành virus cúm B thuộc một trong hai dòng B / Yamagata và B / Victoria.
Nhiễm cúm type C thường có biểu hiện hô hấp nhẹ và chưa ghi nhận gây ra dịch.
Virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và chưa được xác nhận gây bệnh ở người.
Virus cúm A được chia thành các phân nhóm dựa trên hai protein trên bề mặt của virut: hemagglutinin (H) và neuraminidase (N). Có 18 phân typ hemagglutinin khác nhau và 11 loại tiểu cầu khác nhau của neuraminidase. (H1 - H18 và N1 - N11 tương ứng.)
Các phân typ hiện tại của vi-rút cúm A ở người là cúm A(H1N1) và virut cúm A (H3N2). Năm 2009 Cúm H1N1 xuất hiện gây bùng phát dịch ở người, virus cúm A/H1N1 này rất khác với virut cúm A (H1N1) ở người đang lưu hành vào thời điểm đó. Loại virus mới này đã gây ra đại dịch cúm đầu tiên trong hơn 40 năm, được gọi là cúm A/H1N1 2009".
Câu hỏi 2: Các trận đại dịch cúm đã xảy ra trên thế giới?
Dịch cúm Tây Ban Nha (1918-1919): Là đại dịch toàn cầu lớn nhất với 500 triệu người, tức là 1/3 dân số thế giới vào thời điểm đó, nhiễm bệnh. Đại dịch cúm đã làm ít nhất 50 triệu người trên toàn thế giới tử vong, với khoảng 675.000 người tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ tử vong cao ở nhóm dưới 5 tuổi, 20-40 tuổi, và 65 tuổi trở lên. Tỷ lệ tử vong cao ở người khỏe mạnh, từ 20-40 tuổi, là một đặc điểm của đại dịch này. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, sau đó lan sang Mỹ và một phần châu Á. Nó nguy hiểm vì biểu hiện ban đầu chỉ tương tự cúm thường. Khi ở thể nặng, bệnh nhân ho dữ dội, ói, tiểu tiện không tự chủ. Virus xâm nhập vào phổi và nhiều bệnh nhân chết vì viêm phổi.
![]() |
![]() |
Đại dịch cúm A/ H2N2 (1957 - 1958 ) hay còn gọi “Bệnh cúm Châu Á
Tháng 2/1957, một virut cúm A (H2N2) mới xuất hiện ở Đông Á, gây ra đại dịch tên gọi "Bệnh cúm châu Á". Vi rút H2N2 này bao gồm ba gen khác nhau từ một virut H2N2 có nguồn gốc từ một virut cúm gia cầm A, bao gồm H2 hemagglutinin và các gen neuraminidase N2. Lần đầu tiên được báo cáo ở Singapore vào 2/1957, Hồng Kông vào 4/1957, và tại các thành phố ven biển ở Hoa Kỳ vào mùa hè năm 1957. Số người chết ước tính là 1,1 triệu người trên toàn thế giới và 116,000 người ở Hoa Kỳ.
Đại dịch cúm A/ H3N2 (1968): Đại dịch cúm A/H3N2 năm 1968 gây ra gồm hai gen từ virut cúm gia cầm A, bao gồm một hemagglutinin H3 mới, nhưng cũng có chứa N2 neuraminidase từ virus H2N2 năm 1957. Lần đầu tiên được ghi nhận ở Hoa Kỳ vào 9/1968. Ước tính số người chết là 1 triệu người trên thế giới và khoảng 100.000 ở Hoa Kỳ. Hầu hết tử vong ở người > 65 tuổi. Vi-rút H3N2 tiếp tục lưu hành trên toàn thế giới như một vi-rút cúm theo mùa. Các vi-rút H3N2 theo mùa, có liên quan đến diện biến bệnh nặng ở người cao tuổi.
Cúm A/H1N1 Năm 2009. Dịch cúm A/H1N1 xuất hiện và gây chấn động toàn thế giới. Nó lan nhanh tới 214 quốc gia và khiến 18.000 người thiệt mạng trên tổng số 575.000 ca nhiễm bệnh. Tháng 8/2010, WHO tuyên bố H1N1 là đại dịch cúm toàn cầu. Phát hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ và lây lan nhanh chóng trên khắp Hoa Kỳ và trên thế giới. Vi rút cúm H1N1 mới này có sự kết hợp của các gen cúm chưa được xác định trước đây ở động vật hay con người. Loại virut này được gọi tên là virut pdm09 cúm A (H1N1). Ngày 10/08/2010, WHO tuyên bố chấm dứt toàn cầu Đại dịch cúm H1N1 2009. Tuy nhiên, virut cúm pdm09 vẫn tiếp tục lây lan như một loại virut cúm theo mùa và gây ra bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới mỗi năm.
Ước tính tỷ lệ tử vong do đại dịch cúm dao động từ 0,03% dân số thế giới trong đại dịch H3N2 1968, Từ 1% đến 3% dân số thế giới trong đại dịch H1N1 năm 1918. Người ta ước tính rằng 0,001% đến 0,007% dân số thế giới sẽ chết do các biến chứng về hô hấp liên quan đến nhiễm vi rút pdm09 (H1N1) trong 12 tháng đầu tiên của sự lan truyền vi-rút cúm.
Câu hỏi 3: Bệnh cúm theo mùa là gì?
Cúm theo mùa thường do virus cúm A hoặc B. Bệnh có biểu hiện sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và sổ mũi. Ho có thể nặng và có thể kéo dài trên 2 tuần. Hầu hết bệnh sẽ hồi phục, hết sốt trong vòng một tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cúm có thể diễn biến nặng hoặc tử vong ở nhóm có nguy cơ cao .
Bệnh cúm mùa thường vào mùa đông, từ tháng 10 đến tháng 3 ở Bắc bán cầu và từ tháng 4 đến tháng 9 ở Nam bán cầu. Ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, bệnh cúm mùa có thể xảy ra quanh năm.
Câu hỏi 4: Bệnh cúm theo mùa có liên quan đến đại dịch cúm không?
Câu hỏi 5: Tại sao ta dễ bị cúm trong mùa lạnh?
Câu hỏi 6: Tại sao các tỉnh miền Nam khí hậu khô nóng mà vẫn bị dịch cúm?
Các nghiên cứu cho thấy, bệnh cúm thường xuất hiện trong các giai đoạn chuyển mùa thu đông, đông xuân, tức là vào mùa lạnh. Một khi bệnh xuất hiện tại một khu vực có khí hậu nóng hơn có nghĩa là virus đã thích nghi với điều kiện khí hậu đó và có thể gây ra dịch.
Câu hỏi 7: Đường lây truyền của bệnh cúm mùa?
Bệnh cúm mùa lây lan nhanh, có thể tấn công mọi đối tượng, bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang vi rút cúm có khả năng truyền vi rút cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...
\
Bệnh có thể gây tử vong nhóm đối tượng nguy cơ người già > 65 tuổi, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người mắc các bệnh mãn tính.
Bệnh xảy ra ở tất cả mọi người. Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus cúm A thì sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn người bình thường vì 2 cơ thể sống đều phải chống chọi lại bệnh. Cơ thể mang thai thường có phần sút giảm khả năng miễn dịch. Virus cúm lại được chứng minh có thể gây đột biến gene dẫn đến dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Câu hỏi 8: Phụ nữ mang thai nếu nhiễm cúm thì thai nhi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh xảy ra ở tất cả mọi người. Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus cúm A thì sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn người bình thường vì 2 cơ thể sống đều phải chống chọi lại bệnh. Cơ thể mang thai thường có phần sút giảm khả năng miễn dịch. Virus cúm lại được chứng minh có thể gây đột biến gene dẫn đến dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Câu hỏi 9: Triệu chứng của bệnh cúm?
Bệnh cúm thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường nhưng các triệu chứng của cúm thường có chiều hướng phát triển nhanh (thường 1-4 ngày sau khi bệnh nhân nhiễm phải virus cúm) và thường nghiêm trọng hơn so với triệu chứng hắt hơi và nghẹt mũi đặc trưng của bệnh cảm.
Các triệu chứng của cúm có thể gồm:
Câu hỏi 10: Khuyến cáo mới gì từ WHO, CDC, Bộ Y tế trong cúm mùa 2017-2018?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: Nên tiêm 01 liều vắc xin cúm mỗi năm 01 lần.
Vắc-xin cúm sản xuất đã được cập nhật để phù hợp hơn với chủng vi-rút lưu hành (thành phần cúm A/H1N1 đã được cập nhật).
Tiêm vắc xin cúm cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, không gây bất kỳ biến cố bất lợi cho phôi thai và không ảnh hưởng đến người mẹ. Có thể tiêm vắc xin cúm Vaxigrip vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Có thể tiêm Vaxigrip khi đang cho con bú sữa mẹ. Tuy nhiên với các trường hợp đang mang thai hoặc cho con bú nên được tư vấn của bác sỹ, dược sỹ trước khi tiêm vắc xin.
Không sử dụng văcxin ngừa cúm phun xịt mũi (LAIV) cho cúm mùa 2017-2018 vì không ghi nhận hiệu quả thuốc.
Câu hỏi 11: Tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm?
Tiêm phòng cúm rất quan trọng đối với mọi người, kể cả nhân viên y tế . Bệnh cúm đe doạ sức khoẻ mọi người, đặc biệt đối với người mắc các bệnh mãn tính như hen, tiểu đường, bệnh suy tim, suy thận có thể gây tử vong… Nhân viên y tế, người sống chung, chăm sóc người bệnh là nhóm nguy cơ cao dễ mắc bệnh cúm. Vì vậy mọi người cần thực hiện việc tiêm ngừa cúm hằng năm.
Câu hỏi 12: Tiêm ngừa vaccine cúm được khuyến cáo cho nhóm đối tượng nào?
Nên tiêm vaccine cúm hàng năm. Tốt nhất tiêm vắc xin trước khi bệnh cúm bắt đầu lây lan trong cộng đồng. CDC khuyến cáo mọi người nên chủng ngừa cúm vào cuối tháng 10, nếu có thể. Tuy nhiên, tiêm phòng vẫn có thể tiêm văcxin trong suốt mùa cúm, kể cả vào tháng giêng hoặc muộn hơn.
Câu hỏi 13: Đối tượng nào nên tiêm ngừa?
Câu hỏi 14: Cho biết lịch tiêm phòng vắc xin cúm?
Câu hỏi 15: Hiệu quả của việc tiêm ngừa vắc xin cúm như thế nào?
Ngăn ngừa bệnh cúm cho mọi người, đặc biệt trẻ em. Nhóm có nguy cơ cao dễ mắc bệnh và bị biến chứng do cúm. Giảm 85% hội chứng cúm ở trẻ em - Giảm 41% nhiễm khuẩn đường hô hấp trên - Giảm 35% các triệu chứng giống cảm lạnh. Hiệu quả ngăn ngừa vaccine cúm A đạt > 91% trẻ em từ 1-16 tuổi.
Câu hỏi 16: Tại sao phải thực hiện tiêm ngừa vaccine cho cộng đồng và nhân viên y tế tại các cơ sở y tế?
Tiêm phòng ngừa cúm cho cán bộ y tế, thực hiện công việc chăm sóc sức khoẻ sẽ giúp làm giảm sự lây lan bệnh cúm cho cộng đồng, đặc biệt nhóm người mắc bệnh mãn tính, người suy giãm miễn dịch, người lớn tuổi, trẻ nhỏ ...
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là chủng ngừa cúm mỗi năm. Việc tiêm cúm phòng ngừa giúp hàng triệu người phòng bệnh cúm và giảm hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn người phải nhập viện mỗi năm. Vì vậy nên thực hiện tiêm chủng ngừa cúm mỗi năm, vào cuối tháng 10, nếu có thể. Sau tiêm khoảng hai tuần, cơ thể mới tạo kháng thể phòng bệnh cúm.
Câu hỏi 17: Những điều nên biết và làm gì khi mùa Cúm đến cần bảo vệ người từ 65 tuổi trở lên?
Qua thống kê cho thấy người > 65 tuổi có nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng khi mắc cúm hơn với những người lớn trẻ và khỏe mạnh. Do hệ thống miễn dịch suy giảm theo tuổi tác. Khi bị cúm người > 65 tuổi sẽ chịu gánh nặng của bệnh cúm cao hơn. Qua ghi nhận có từ 71% - 85% số ca tử vong liên quan đến cúm theo mùa và có từ 54% - 70% số ca nhập viện do cúm xảy ra ở người > 65 tuổi. Do đó bệnh cúm thường khá nghiêm trọng đối với người > 65 tuổi.
Câu hỏi 18: Tiêm vaccine cúm ở phụ nữ có thai và cho con bú có bị ảnh hưởng gì không?
Có thể tiêm vắc-xin cúm bất hoạt vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Dữ liệu về tính an toàn khi dùng vắc-xin này vào 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thai kỳ nhiều hơn dữ liệu về tính an toàn khi dùng vắc-xin này trong 3 tháng đầu thai kỳ; tuy nhiên các dữ liệu toàn cầu cho thấy sử dụng vắc-xin cúm bất hoạt không gây biến cố bất lợi cho phôi thai và kết quả thai kỳ do việc chủng ngừa vắc xin cúm bất hoạt gây ra. Cho con bú sữa mẹ: Có thể dùng VAXIGRIP khi đang cho con bú sữa mẹ.
Câu hỏi 19: Sau khi tiêm vaccine cúm thời gian bao lâu thì hiệu quả?
Câu hỏi 20: Ai nên cân nhắc khi tiêm vaccine phòng ngừa cúm?
Theo CDC các nhóm người sau đây không nên chích ngừa cúm:
Câu hỏi 21: Tại sao mỗi năm cần tiêm một liều vaccine cúm?
Khuyến cáo phòng bệnh cúm mùa:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về vaccine phòng cúm
Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.