Cúm vào mùa: Tamiflu có phải là 'thần dược'?
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm 2018 đến nay số ca mắc bệnh cúm nhập viện nhi điều trị nội trú khoảng hơn 100 ca. So với cùng kỳ năm 2017, số ca bệnh cũng không tăng lên quá nhiều.
10-15 bệnh nhi mắc cúm khám và điều trị mỗi ngày
ThS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho hay khoa đang điều trị cho khoảng 40 trường hợp bệnh nhi mắc cúm mùa (A và B). Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 10-15 bệnh nhi tới khám và điều trị do nghi ngờ mắc cúm. Các trường hợp bệnh nhi phải nhập viện là do sốt cao co giật, viêm phổi, mắc bệnh trên nền bệnh khác (suy thận, ung thư…).
Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh thường bị mắc cao vào mùa đông xuân do thời tiết ẩm, ít ánh sáng virus phát triển, đặc biệt là cúm. Bệnh cúm có tốc độ lây lan rất nhanh. Virus truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi nói chuyện, ho, hắt hơi.
“Bệnh cúm thường tiến triển lành tính tự khỏi sau 3-5 ngày nếu được chăm sóc tốt. Cúm mùa thường ít khi có biến chứng nặng (viêm phổi, suy đa tạng) tử vong, trừ trường hợp bệnh nhân có nền bệnh mạn tính tim mạch, hô hấp, suy giảm miễn dịch, người già và phụ nữ mang thai”, bác sĩ Hải nói.
Diễn biến khi trẻ mắc cúm khoảng hai ngày khi tiếp xúc với mầm bệnh. Đây còn gọi là giai đoạn ủ bệnh. Bệnh nhi có thể bị sốt, nhức đầu, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi… Giai đoạn tiến triển bệnh trẻ thường sốt cao liên tục, sốt cao đỉnh điểm vào ngày thứ 3, tới ngày thứ 4 sốt và các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Bác sĩ Hải cho biết: “Sốt cao do cúm thường không đáp ứng với thuốc vì vậy cha mẹ thường lạm dụng thuốc hạ sốt. Việc lạm dụng thuốc hạ sốt có thể gây ra tăng men gan ở trẻ nhỏ”.
Thuốc Tamiflu dùng vào thời điểm nào có giá trị?
Bác sĩ Hải cho biết thêm khi chăm sóc trẻ chăm mẹ cần lưu ý trẻ sốt cao cần phải đi khám để chẩn đoán ra bệnh không nên tự ý cho uống thuốc. Trẻ mắc cúm mùa nếu chăm sóc tốt tại nhà sẽ tự khỏi sau 3- 5 ngày. Hạ sốt cho trẻ bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, cha mẹ nên áp dụng một số biện pháp đơn giản sau để hạ sốt cho con như mặc quần áo thoáng mát, chườm, nằm ở nơi thông thoáng. Tuyệt đối không ủ ấm, mặc quần áo nhiều khiến cho nhiệt độ tăng cao dẫn tới co giật. Hàng ngày vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý (3-4 lần/ngày) để tránh các vi khuẩn cơ hội phát triển. Trường hợp trẻ nằm viện, gia đình nên hạn chế người thăm nom, tránh mang mầm bệnh khác cho trẻ và phát tán virus cúm ra cộng đồng.
Bác sĩ Hải lưu ý việc dùng thuốc điều trị Tamiflu cho bệnh nhân cúm chỉ có tác dụng khi phát hiện bệnh từ rất sớm. Thuốc chỉ có tác dụng trong 48 giờ đầu sau khi uống giảm sốt và rút ngắn thời gian mắc bệnh xuống 3-4 ngày. Vì vậy, khi con cúm, cha mẹ không nhất thiết phải tìm mua bằng được thuốc Tamiflu để uống thay vào đó hãy chăm sóc tốt cho trẻ.
“Một số trường hợp trẻ mắc cúm cha mẹ thường cho uống thuốc kháng sinh. Dùng kháng sinh trong điều trị cúm vô tác dụng”, bác sĩ Hải khẳng định.
Theo chuyên gia để ngăn ngừa bệnh cúm trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ, hạn chế tiếp xúc với người nghi ngờ mắc cúm, điều trị dự phòng uống thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những việc cần làm khi trẻ bị bệnh cúm
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.