Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

Lượng đường trong máu cao được gọi là tăng đường huyết hoặc đường huyết cao, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceton, một biến chứng cấp tính ở bệnh tiểu đường khi nồng độ insulin thấp. Nhiễm toan ceton thường xảy ra ở bệnh tiểu đường type 1 và được coi là một trường hợp cấp cứu y tế. Các triệu chứng bao gồm:

  • Hụt hơi
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Buồn nôn, nôn
  • Khô miệng

Nếu bạn không chắc chắn mình phải làm gì, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám bởi các bác sĩ và kê liều insulin hoặc đánh giá tình trạng liệu có nguy cấp không.

Đọc thêm tại bài viết: Những điều bạn nên biết về nhiễm toan ceton trong bệnh tiểu đường

Bài viết này sẽ đề cập tới các cách để giảm lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, trường hợp nào nguy cấp hoặc cần đến gặp bác sĩ cũng như các mẹo để kiểm soát tình trạng này.

Những cách tốt nhất để hạ đường huyết một cách nhanh chóng

Nếu được điều trị sớm, bạn có thể cải thiện tình trạng đường huyết cao và ngăn ngừa các biến chứng, bao gồm cả nhiễm toan ceton. Một số thông tin cho rằng uống nước hoặc ăn đồ ăn nhẹ giàu protein có thể nhanh chóng giảm lượng đường trong máu, mặc dù hiện nay, chưa có đủ các nghiên cứu chứng minh điều này.

Nếu bạn bị tăng đường huyết và cần giảm nhanh chóng, hãy thử các phương pháp sau:

Dùng Insulin theo chỉ định của bác sĩ

Lượng đường trong máu cao xảy ra khi có quá ít insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách. Do đó, sử dụng insulin có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Đồng thời, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng insulin phù hợp.

Nên kiểm tra đường huyết tối thiểu 30 phút sau khi dùng insulin để đảm bảo lượng đường trong máu đang giảm và không giảm quá thấp. Trong những trường hợp này, không nên tiêm thêm insulin cho đến ít nhất 3 giờ sau để tránh tình trạng tích tụ insulin và hạ đường huyết.

Tập thể dục

Tập thể dục là một cách nhanh chóng và hiệu quả để giảm lượng đường trong máu trong vòng 24 giờ hoặc hơn. Điều này là do quá trình tập thể dục sẽ giúp cơ thể nhạy cảm hơn với insulin.

Hoạt động thể chất khiến cơ thể cần glucose để tạo năng lượng. Kết quả là các tế bào cung cấp glucose cho cơ và lượng đường trong máu thường giảm xuống. Nếu lượng đường trong máu trên 240 miligam mỗi deciliter (mg/dL), hãy kiểm tra nước tiểu để tìm ceton. Nếu có ceton, không nên tập thể dục vì có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn nữa.

Đọc thêm tại bài viết: Thể dục thể thao khi bị tiểu đường: Có hay Không?

Mặc dù tập thể dục là một cách hiệu quả để giảm đường huyết trong suốt cả ngày, nhưng một số bài tập, đặc biệt là các hoạt động gắng sức trong thời gian ngắn, có thể dẫn đến tăng đường huyết. Điều này được giải thích là do hoạt động gắng sức sẽ kích hoạt phản ứng căng thẳng của cơ thể, khiến cơ thể giải phóng glucagon để cung cấp năng lượng cho cơ bắp.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Lượng đường trong máu từ 300 mg/dL trở lên có thể gây nguy hiểm và bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có hai chỉ số ở 2 lần đo liên tiếp từ 300 mg/dL trở lên.

Gọi cho bác sĩ nếu bạn lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng tăng đường huyết. Họ có thể đưa ra lời khuyên. Và hãy hẹn gặp bác sĩ nếu mức đường huyết của bạn thường xuyên cao. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Chỉ số đường huyết cao liên tục
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cơn khát tăng dần
  • Lượng đường trong nước tiểu cao

Hãy hỏi bác sĩ về tần suất kiểm tra lượng đường trong máu và mức đường huyết lý tưởng.

Đường huyết cao, khi nào cần đi khám?

Lượng đường trong máu cao có thể rất đáng lo ngại vì cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo để lấy năng lượng thay vì sử dụng đường trong máu. Điều này có thể gây ra nhiễm toan ceton, đây là một trường hợp cấp cứu y tế, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Nếu xuất hiện các triệu chứng sau, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám:

  • Có ceton trong nước tiểu
  • Lú lẫn
  • Buồn nôn
  • Hụt hơi
  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Hơi thở có mùi trái cây

Nhiễm toan ceton là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường type 1. Tình trạng này hiếm gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2 nhưng vẫn có thể xảy ra.

Biến chứng của tình trạng lượng đường trong máu cao

Kiểm tra lượng đường trong máu và sau đó điều trị sớm tình trạng tăng đường huyết có thể giúp ngăn ngừa mọi biến chứng. Các vấn đề về sức khoẻ có thể phát sinh khi lượng đường trong máu cao thường xuyên và không được điều trị bao gồm:

  • Tổn thương thần kinh, được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường, có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn chân và bàn tay.
  • Bệnh võng mạc đái tháo đường hoặc tổn thương mạch máu ở mắt ảnh hưởng đến thị lực.
  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thận và tim mạch.

Thực hiện các biện pháp để giữ lượng đường trong máu ở mức mục tiêu kiểm soát có thể giúp giảm thiểu khả năng xảy ra những biến chứng này.

Đọc thêm tại bài viết: 12 biến chứng tiềm ẩn của bệnh tiểu đường và cách phòng tránh - Phần 2

Mục tiểu kiểm soát đường huyết

Dưới đây là một số hướng dẫn chung về phạm vi lượng đường trong máu:

- Chỉ số đường huyết là 70 mg/dL hoặc thấp hơn: Hạ đường huyết, hoặc lượng đường trong máu thấp. Ăn một bữa ăn nhẹ để tăng lượng đường trong máu (ví dụ: 1/2 cốc nước ép trái cây, 1 thìa mật ong hoặc 2 thìa nho khô).

- Chỉ số đường huyết là 80 mg/dL - 130 mg/dL: Đây là mức đường huyết lý tưởng trước bữa ăn.

- Chỉ số đường huyết là 180 mg/dL hoặc thấp hơn: Đây là mức đường huyết lý tưởng sau bữa ăn (1–2 giờ sau khi bắt đầu bữa ăn).

- Chỉ số đường huyết là 240 mg/dL hoặc cao hơn: hãy kểm tra nước tiểu để tìm ceton. Liên hệ với bác sĩ nếu phát hiện lượng ceton vừa phải sau nhiều lần xét nghiệm.

Những lời khuyên giúp sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường

Hầu hết mọi người có thể kiểm soát bệnh tiểu đường của mình bằng cách ngăn chặn lượng đường trong máu tăng quá cao. Những lời khuyên sau đây có thể giúp ích:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể
  • Tuân thủ phác đồ điều trị
  • Áp dụng chế độ ăn lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm thiểu stress
  • Tuân thủ lịch trình ngủ cố định
  • Duy trì cân nặng vừa phải

Kết luận

Sử dụng insulin và tập thể dục là hai trong số những cách phổ biến nhất để giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu có ceton trong nước tiểu hoặc có triệu chứng của tình trạng lượng đường trong máu tăng quá cao, đó có thể là một tình trạng nguy cấp.

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

  • 28/03/2025

    Tin vui cho những người có thói quen ăn gừng và uống trà gừng

    Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.

  • 28/03/2025

    5 loại thực phẩm bổ sung có thể gây tiêu chảy

    Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.

Xem thêm