Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các liệu pháp điều trị tiêu chảy trong thai kỳ

Khi mang thai, các bà bầu rất hay bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón có thể xuất hiện trong thời kỳ này. Chứng tiêu chảy khi mang thai làm các bà bầu không chỉ khó chịu mà còn gặp một số rắc rối khác, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của việc sắp sinh. Để hiểu rõ ảnh hưởng của chứng tiêu chảy khi mang thai, các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Các liệu pháp điều trị tiêu chảy trong thai kỳ

Các căn bệnh đường tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến ở các bà bầu. Tiêu chảy cũng như táo bón, có thể xảy ra khá thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi về nội tiết tố, về chế độ dinh dưỡng và những căng thẳng gặp phải khi mang thai.

Trên thực tế, phụ nữ có thai thường xuyên phải đối mặt với căn bệnh tiêu chảy, và nếu không cẩn thận tiêu chảy còn có thể gây ra nhiều vấn đề hơn thế. Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu xem tại sao tiêu chảy lại phổ biến khi mang thai và bạn có thể làm gì để đối phó với căn bệnh khó chịu này.

Tại sao phụ nữ mang thai hay bị tiêu chảy?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong ngày. Tuy nhiên, nhiều khi tiêu chảy không chỉ đơn thuần là do những thay đổi khi mang thai. Những nguyên nhân gây tiêu chảy khác bao gồm:

  • Virus
  • Vi khuẩn
  • Cúm dạ dày
  • Ký sinh trùng đường ruột
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Thuốc

Một số hội chứng cũng gây tiêu chảy như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh celiac và viêm loét đại tràng.

Những nguyên nhân gây tiêu chảy do việc mang thai bao gồm:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Nhiều phụ nữ lập tức thay đổi toàn bộ chế độ ăn khi họ biết mình mang thai. Sự thay đổi quá đột ngột này có thể gây khó chịu dạ dày và dẫn đến tiêu chảy.
  • Mẫn cảm với thực phẩm mới: Mang thai ngoài việc khiến bụng bạn to dần lên còn có thể gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể và mẫn cảm với thức ăn được xếp vào một trong những thay đổi này. Những loại thực phẩm mà trước kia bạn có thể ăn bình thường giờ đây lại dễ khiến bạn bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.
  • Các loại vitamin thai kỳ: Cung cấp đủ vitamin khi mang thai là việc tốt cho sức khỏe của bạn cũng như cho thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, những vitamin này cũng có thể khiến dạ dày khó chịu và gây tiêu chảy.
  • Thay đổi về nội tiết tố: Hormon có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại dẫn đến chứng táo bón. Hormon cũng có thể thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và gây tiêu chảy. Tình trạng tiêu chảy do hormon là một vấn đề phổ biến trong những tuần cuối thai kỳ.

Tiêu chảy xảy ra thường xuyên hơn vào 3 tháng cuối thai kỳ

Càng gần đến ngày sinh, bạn sẽ nhận thấy rằng tiêu chảy xảy ra thường xuyên hơn. Nguyên nhân là do cơ thể bạn đang tự chuẩn bị để bước vào giai đoạn chuyển dạ.

Tuy nhiên, bị tiêu chảy không có nghĩa là ngày sinh của bạn đang tới gần, do vậy đừng nên bị lầm tưởng bởi sự gia tăng số lần tiêu chảy. Một số phụ nữ sẽ không hề bị tiêu chảy chút nào vào giai đoạn cuối thai kỳ nhưng một số khác lại có.

Các liệu pháp giúp điều trị tiêu chảy trong thai kỳ

Nếu bạn lo sợ về việc sử dụng thuốc khi mang thai, tin tốt là bạn có thể không cần phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào để điều trị tiêu chảy. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp tiêu chảy đều tự hết đi sau một thời gian.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cần phải điều trị thì có một vài liệu pháp luôn sẵn có.

  • Để bệnh tự hết: Hầu hết các ca tiêu chảy sẽ tự hết trong một vài ngày. Điều này thường diễn ra khi bạn bị tiêu chảy là do ngộ độc thực phẩm, nhiễm virus hay vi khuẩn. Khi đó bạn cần nhớ: hãy luôn bù đủ nước cho cơ thể.
  • Cân nhắc về một số loại thuốc: Nếu một loại thuốc nào đó bạn đang sử dụng là nguyên nhân gây tiêu chảy, cơ thể bạn có thể sẽ tự điều chỉnh và tình trạng tiêu chảy có thể chấm dứt sau đó. Nếu không, hãy trao đổi với bác sỹ. Bác sỹ có thể yêu cầu bạn ngừng loại thuốc đó và chuyển sang một loại thuốc khác, hay tìm cách để làm giảm tác dụng phụ của thuốc.
  • Đi khám bác sỹ: hãy đặt lịch hẹn với bác sỹ nếu tình trạng tiêu chảy của bạn không chấm dứt sau 2 – 3 ngày. Bác sỹ có thể tiến hành khám tổng thể và xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân. Nếu tiêu chảy là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bác sỹ sẽ lên kế hoạch điều trị.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm gây tiêu chảy: Một số nhóm thực phẩm có thể khiến tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn bao gồm thức ăn giàu chất béo, thức ăn chiên rán, đồ ăn cay, sữa và bơ sữa, thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao.

Không được tự ý sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy không kê đơn. Đôi khi các thuốc này còn khiến tình trạng tồi tệ thêm và ngoài ra chúng không an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Nếu bạn đang bị tiêu chảy, điều quan trọng là luôn phải bù đủ nước cho cơ thể. Tình trạng đi ngoài ra phân lỏng khiến cơ thể mất khá nhiều nước. Mất nước có thể xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm.

Hãy uống nhiều nước để thay thế cho lượng chất lỏng đã mất. Cả nước trái cây và súp nóng có thể thay thế cho chất điện giải, vitamin và chất khoáng mà cơ thể bạn đã mất ra ngoài qua tiêu chảy.

Khi nào cần phải điều trị

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài nhiều hơn 2 – 3 ngày, hãy thông báo với bác sỹ. Cơ thể của bạn sẽ bị mất nước chỉ trong một thời gian ngắn. Mất nước là một yếu tố nguy cơ dẫn tới sinh non. Do vậy, cẩn thận trong thai kỳ vẫn luôn tốt hơn việc phải hối hận về sau. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 thực phẩm có thể khiến bạn tiêu chảy

Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm