Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân của tình trạng tim đập nhanh sau khi ăn

Tim đập nhanh là cảm giác khi nhịp tim không đập như bình thường, như lỡ một nhịp hoặc đập thêm một nhịp. Một số người miêu tả tim đập nhanh giống như bị rung hoặc đánh trống ngực thình thịch và có thể làm tăng nhịp tim một cách bất ngờ. Bạn cũng có thể thấy tim đập nhanh hơn bằng cách sờ động mạch cảnh ở cổ.

Nguyên nhân của tình trạng tim đập nhanh sau khi ăn

Bạn không cần phải làm gì hoặc lo lắng nếu tim đập nhanh hơn bình thường. Tim đập nhanh có thể làm bạn lo ngại, đặc biệt là khi bạn chưa bao giờ trải qua cảm giác đó. Tuy nhiên, tim đập nhanh sau khi ăn không phải là triệu chứng gì nguy hiểm.

Mối liên quan giữa bữa ăn và tim đập nhanh

Một số người thường cảm thấy tim đập nhanh hơn sau khi ăn. Có rất nhiều nguyên nhân cho tình trạng này.

Đầu tiên, có thể là do bạn nhạy cảm với caffein, và caffein có trong rất nhiều loại đồ uống, như cà phê, trà, soda và đồ uống tăng lực. Socola cũng có thể chứa caffein.

Rượu có thể đóng một vai trò nhất định. Một nghiên cứu năm 2011 của Đại học California San Francisco đã chỉ ra được mối liên hệ giữa tim đập nhanh và lượng rượu tiêu thụ ở những bệnh nhân bị rung nhĩ.

Hoặc, tim bạn đập nhanh là do bạn dị ứng hoặc nhạy cảm với một loại đồ ăn nào đó. Ợ nóng gây ra do ăn đồ ăn cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ cũng có thể gây ra tim đập nhanh.

Theo phòng khám Mayo, mặc dù chưa có bằng chứng xác định nhưng một số người có thể có phản ứng với bột ngọt/mì chính (monosodium glutamate – MSG), một loại phụ gia thường được thêm vào trong món ăn của người Trung Quốc, châu Á cũng như đồ ăn đóng hộp và đồ ăn chế biến sẵn. Nếu bạn nghi ngờ bột ngọt là nguyên nhân gây ra nhịp tim bất thường, hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm và tránh các loại đồ ăn có chứa bột ngọt.

Có thể bạn dùng các thực phẩm hỗ trợ trong bữa ăn và một vài loại thực phẩm hỗ trợ có thể gây ra tim đập nhanh, bao gồm:

  • Nhân sâm
  • Cây sơn trà
  • Cây ma hoàng
  • Cam đắng
  • Cây nữ lang

Tim bạn đập nhanh sau khi ăn chưa chắc đã liên quan đến đồ ăn nhưng có thể liên quan đến khoảng thời gian bữa ăn của bạn. Tim đập nhanh có thể gây ra do hoạt động nhai nuốt. Với một số người, đứng lên sau khi dùng thuốc an thần có thể gây ra tim đập nhanh. Tim đập nhanh cũng có thể là do cảm xúc. Nếu bạn ăn trong tâm trạng lo lắng hoặc căng thẳng, đó cũng có thể là nguyên nhân của vấn đề.

Tim đập nhanh cũng có thể do thiếu một số yếu tố trong bữa ăn. Lượng kali thấp, đường huyết thấp và mất nước cũng có thể là một yếu tố gây ra tim đập nhanh.

Các nguyên nhân khác làm tim đập nhanh

Bạn có thể dễ bị tim đập nhanh hơn trong suốt quá trình mang thai hoặc khi luyện tập thể thao. Cảm xúc căng thẳng như sợ hãi và hoảng loạn cũng có thể làm tăng nhịp tim của bạn.

Một số loại thuốc nhất định cũng có thể gây ra tim đập nhanh. Trong số đó có rất nhiều thuốc không kê đơn như thuốc trị cảm lạnh và thuốc thông mũi có tác dụng kích thích. Những loại thuốc khác bao gồm thuốc điều trị hen suyễn, thuốc tim mạch và thuốc điều trị tăng huyết áp. Thuốc dùng khi ăn kiêng, hoocmôn thyroid và một số loại kháng sinh cũng có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh.

Các loại thuốc giảm căng thẳng, bao gồm amphetamine và cocaine cũng có thể là nguyên nhân của tim đập nhanh. Nicotine có trong thuốc lá cũng có tác dụng tương tự.

Khi nào tim đập nhanh là hiện tượng đáng lo ngại?

Nếu bạn mới gặp phải tình trạng tim đập nhanh, bạn nên đến gặp bác sỹ. Kể cả khi đó là một hiện tượng lành tính, đó cũng có thể là dấu hiệu của một điều gì đó không ổn, đặc biệt là khi tim đập nhanh đi kèm với:

  • Các vấn đề về thở
  • Ra mồ hôi
  • Nhầm lẫn, lú lẫn
  • Đau đầu nhẹ, chóng mặt, choáng ngất
  • Đau ngực
  • Tăng áp lực hoặc căng tức ngực, lưng dưới, cánh tay, cổ hoặc hàm.

Tim đập nhanh có thể là một triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm:

  • Thiếu máu
  • Mất nước
  • Mất máu
  • Hạ đường huyết
  • Giảm lượng CO2 trong máu
  • Giảm lượng oxy trong máu
  • Hạ kali máu
  • Cường giáp
  • Sốc

Tim đập nhanh sẽ đặc biệt đáng lo ngại nếu bạn có nguy cơ cao bị các bệnh tim mạch hoặc gần đây được chẩn đoán mắc các bệnh về tim mạch. Bác sỹ có thể sẽ bắt đầu bằng việc thăm khám bên ngoài. Nếu nghi ngờ các vấn đề về tim mạch, bạn có thể sẽ cần phải đến khám bác sỹ chuyên khoa tim mạch. Các xét nghiệm chẩn đoán xác định bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Xét nghiệm mức độ căng thẳng

Điều trị phụ thuộc vào chẩn đoán.

Sống cùng tình trạng tim đập nhanh

Nếu không có nguyên nhân tiềm ẩn nào gây ra tình trạng tim đập nhanh của bạn, bạn có thể không cần phải điều trị về mặt y tế. Nhưng đó vẫn là một cảm giác không thoải mái, đặc biệt là khi tiếp diễn nhiều lần.

Nếu bạn thường xuyên bị tim đập nhanh, cố gắng tìm ra loại đồ ăn hoặc hoạt động nào là nguyên nhân của vấn đề. Tránh ăn các loại đồ ăn đó và xem liệu tình trạng tim đập nhanh có giảm đi không.

Một phương pháp khác là ghi lại nhật ký ăn uống để bạn có thể xác định được những loại đồ ăn nào là nguyên nhân của vấn đề. Đó có thể chỉ là một thành phần chứa trong một loại đồ ăn yêu thích của bạn.

Nếu bạn thường xuyên phải chịu áp lực căng thẳng, trị liệu bằng yoga, ngồi thiền và hít thở sâu có thể giúp bạn giảm tình trạng tim đập nhanh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguy cơ tim mạch khi dùng thuốc giảm cân

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm