Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 thực phẩm có thể khiến bạn tiêu chảy

Phần lớn các trường hợp tiêu chảy do virut hoặc vi khuẩn gây nên, nhưng một số loại thực phẩm cũng có thể khiến bạn bị “Tào Tháo đuổi”. Cách tốt nhất để truy ra những thực phẩm nào gây triệu chứng khó chịu là làm nhật ký ăn uống. Nếu bạn có thể gạch chân những loại thực phẩm là nguồn cơn cho những vấn đề đường ruột, bạn có thể tránh ăn chúng vào lần sau. Dưới đây là một vài thủ phạm phổ biến.

Đường thay thế

Đồ ăn vặt “không đường” nhưng có chất tạo ngọt có thể làm hài lòng khẩu vị của bạn, nhưng chúng có thể chứa đường thay thế có tác dụng tương tự như thuốc nhuận tràng. Chất tạo ngọt chẳng hạn aspartame, sucralose và sorbitol có thể góp phần vào tiêu chảy và đầy hơi dựa vào cách cơ thể chuyển hóa chúng trong ruột.

Cà phê

Nhiều người buồn đi vệ sinh ngay khi uống một tách cà phê vào buổi sáng. Cà phê có thể kích thích ruột co bóp nhanh hơn  bình thường, vì vậy thức ăn di chuyển nhanh hơn trong khi chưa được hấp thụ đầy đủ. Tính axit của cà phê còn làm trầm trọng triệu chứng một số rối loạn tiêu hóa.

Rượu bia

Nếu bạn uống quá chén vào đêm hôm trước, bạn có thể thức dậy với dạ dày không được ổn vào hôm sau. Đây thường là triệu chứng đi kèm với say rượu. Cồn là một tác nhân có hại đối với cơ thể nếu hấp thu một lượng lớn,  vì vậy ruột sẽ có phản ứng. Rượu bia cũng khiến tiêu hóa nhanh hơn, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu nước của cơ thể - vì vậy bạn sẽ đi ngoài ra phân lỏng.

Thực phẩm từ sữa

Theo Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 50 triệu người trường thành Hoa Kỳ có thể không dung nạp lactose. Nếu bạn thấy có vấn đề về tiêu hóa khi uống sữa, ăn phô mai hoặc sữa chua thì bạn đã mắc chứng này.Các triệu chứng phổ biến xuất hiện sau khoảng 30 phút đến 2 tiếng sau khi ăn có thể bao gồm buồn nôn, đau cơ, đầy hơi, ợ hơi và tiêu chảy.

Lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch

Gluten—Một hợp chất protein trong lúa mì,lúa mạch đen và lúa mạch có thể gây ra tiêu chảy và đầy hơi với một số người. Tuy nhiên, tin vui là trường hợp nhạy cảm với gluten khá hiếm. Mặc dù vậy nếu bạn cảm thấy những thực phẩm trên làm xáo trộn hệ tiêu hóa, hãy làm Nhật ký ăn uống và tỉm ra quy luât. Bạn có bị ốm tất cả những lần ăn bánh mì hay mì Ý? Nếu bạn nghĩ mình bị không dung nạp gluten, điều quan trọng là đến khám bác sĩ tiêu hóa để đảm bảo bạn không bị bệnh celiac. Đối với những người bị rối loạn tự miễn, gluten có thể phá hủy nghiêm trọng bằng việc khiến cơ thể tấn công niêm mạc ruột non.                                                                                                                                 

FODMAP

Đây là từ viết tắt của oligosaccarit, disaccarit, monosaccarit, và polyols lên men. Đây là một nhóm đường bột và cồn khó tiêu hóa, đặc biệt với người bị hội chứng ruột kích thích (IBS). FODMAP ít được tiêu hóa ở ruột non dẫn đến đầy hơi và tiêu chảy. Giảm thức ăn giàu FODMAP có thể giúp cải thiện triệu chứng ruột kích thích bao gồm tiêu chảy.  

Chất xơ

Chất xơ xúc tác cho tiêu hóa, là một tác nhân tích cực — nhưng đôi khi hiệu quả của nó lại quá mức. Quá nhiều chất xơ có thể đặc biệt gây tiêu chảy. Chất xơ gắn với nước, có thể phòng chống táo bón nhưng cũng có tác dụng nhuận tràng nếu bạn ăn quá nhiều trong một lúc.

Ớt cay

Một số người có khả năng ăn cay tốt trong khi những người khác đã thấy quặn ruột khi chỉ mới nhìn thấy ớt cay. Mỗi người có mức độ dung nạp đồ ăn cay khác nhau. Thức ăn cay có thể kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, khiến thức ăn di chuyển nhanh hơn qua đường tiêu hóa, khiến phân lỏng. Nếu bạn không ăn cay thường xuyên, bạn sẽ có triệu chửng rõ rệt hơn một khi ăn cay.

Thức ăn nhanh

Nếu bạn cần động lực để xa rời thức ăn nhanh, nên biết rằng đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến cơ thể khó tiêu hóa hơn. Nhìn chung, tất cả các chất béo đều khó để tiêu hóa, nhưng thủ phạm tồi tệ nhát là thức ăn chiên nhiều dầu mỡ. Đó là loại thức ăn điển hình trong quán ăn nhanh. Bạn sẽ có nguy cơ ít hơn khi ăn chất béo lành mạnh từ thực phẩm tươi, như quả bơ. Đồ chiên nhiều dầu mỡ không có lợi về dinh dưỡng-vì vậy khi chúng gây rắc rối cho đường tiêu hóa, hãy bỏ chúng.

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

Xem thêm