Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thế nào là một đôi môi khỏe mạnh?

Một đôi môi khỏe mạnh phải có màu sắc hồng hào, căng mọng, không nứt nẻ, phồng rộp hay lở loét.

Môi là một trong những bộ phận trên cơ thể có thể báo hiệu tình trạng sức khỏe của chúng ta một cách rất hiệu quả. Nó bộc lộ rõ ràng một cách tổng quan tình trạng cơ thể bạn qua màu sắc. Những màu sắc khác nhau của môi, thể hiện tình trạng cơ thể khác nhau của con người. Vậy đầu tiên chúng ta cần biết, như thế nào thì được cho là một đôi môi 'khỏe mạnh'.

Có lẽ tác dụng dự đoán tình trạng sức khỏe qua màu môi không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Nhưng cụ thể tác dụng này được vận dụng như thế nào thì chắc hẳn số ít chúng ta nắm vững.

Nếu bạn muốn biết chính xác nó là gì, hãy đọc bài viết này. Nhớ là bạn hãy nhìn màu sắc đôi môi khi không đánh son nhé.

Dưới đây là một số dấu hiệu về sức khỏe mà bạn có thể dự đoán được khi nhìn vào màu sắc đôi môi của chính mình.

Màu sắc môi có thể dự báo bệnh (ảnh minh họa: Internet)

Môi màu đỏ, đỏ đậm hoặc màu tím

Nguyên nhân: Có thể do cơ thể bạn đang bị nóng trong hoặc do đau răng, đau đầu, chóng mặt, táo bón...

Khi năng lượng trong cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong người. Điều này khiến màu môi ngày càng đậm, màu sắc càng đậm chứng tỏ mức năng lượng càng ngày càng lớn, độc tố trong người càng nhiều. Cơ thể bạn đang cần rất cần giải độc.

Môi nhợt nhạt

Nguyên nhân: Mệt mỏi, thiếu ngủ, đau lưng, yếu sinh lý...

Cơ thể bạn đang thiếu máu và thiếu hụt khí (đông y học), chính vì sự thiếu hụt này mà màu môi của bạn không thể đạt được trạng thái hồng hào, căng mọng... Môi nhợt nhạt cộng với cơ thể xanh xao có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan đến tim, phổi do lượng oxy được vận chuyển trong máu bị giảm đi.

Đôi môi nhợt nhợt cũng có thể là một tác dụng phụ thường gặp của tình trạng thiếu máu và thiếu sắt trong cơ thể.

 Môi thâm tái

Nguyên nhân: Có thể do mạch máu trong cơ thể bị tắc nghẽn, bệnh thấp khớp, đồng thời cũng cảnh báo tình trạng thận và lá lách của bạn đang bị yếu.

Tình trạng này thường gặp ở những người hay lo lắng, phiền muộn hoặc có gánh nặng về tâm lý. Biểu hiện phổ biến thường thấy nhất là tình trạng khí huyết trì trệ, phần ngực bị đau nhói, gặp ác mộng khi ngủ, vùng da quanh môi hiện lên thành một vòng tròn màu đen, ăn uống không ngon miệng, tiêu hóa kém, cảm giác nặng nề ở chân dưới, đi tiểu nhiều lần...

Môi đỏ như son

Nguyên nhân: Có thể do bạn đang bị sốt hoặc mắc các bệnh về tim, cao huyết áp.

Bình thường, khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường nên chức năng điều tiết bị kém đi, dẫn đến tích nhiệt ở hai má, môi và lưỡi. Vì vậy, bạn thường thấy những người bị sốt thường có môi đỏ như son, má và lưỡi hồng hào. Nếu không bị sốt mà bạn vẫn thấy tình trạng trên thì rất có thể bạn đang mắc phải một số bệnh về tim, phổi hoặc cao huyết áp.

 Môi tái xanh

Nguyên nhân: Có thể do cơn hen suyễn.Biểu hiện: Môi hoặc móng tay màu xanh kèm theo những triệu chứng như thở khò khè, ho, thở nhanh, đau hoặc tức ngực, cảm thấy bị siết chặt cổ và cơ bắp, khuôn mặt đẫm mồ hôi...

Cơn hen suyễn đột ngột có thể gây ra tình trạng thắt chặt cơ bắp xung quanh đường thở (co thắt phế quản). Lúc này, niêm mạc đường hô hấp cũng trở nên sưng hoặc viêm do chất nhầy sản xuất ra nhiều hơn dẫn đến khó thở, thở khò khè, ho, khó thở...

Nhìn màu môi có thể biết được trong cơ thể bạn có độc tố hay không, thực tế chỉ cần bạn biết chọn đúng các loại thực phẩm có thể giải độc và kiên trì tập thể dục là có thể giải độc thành công cho cơ thể.

Huyền Nguyễn - Theo Afamily.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm