Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các dấu hiệu tiềm ẩn của căng thẳng và lo âu

Với nhịp sống bận rộn hiện nay, việc giảm thiểu stress là vô cùng khó khăn.Do mối liên kết giữa sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất nên đôi khi, stress hoặc lo âu sẽ được biểu hiện bằng các dấu hiệu về thể chất như những cơn đau rất mơ hồ.

Các dấu hiệu tiềm ẩn của căng thẳng và lo âu 

Đôi khi, việc nhận ra mình đang bị stress hoặc lo âu là rất khó. Dưới đây là một số dấu hiệu về thể chất của căng thẳng và lo âu mà có thể bạn không nhận ra.

Thường xuyên đau đầu: Siết chặt quai hàm, căng da mặt, da cổ và cơ vai hoặc nghiến răng là những phản ứng về thể chất do căng thẳng và có thể gây ra đau đầu.

Đau người: Khi bạn bị căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm của bạn sẽ bị kích thích phản ứng chống lại hoặc chạy trốn (fight –or-flight respone). Máu sẽ được đưa đến những nhóm cơ chính và gây căng cơ và được dùng để chống lại hoặc chạy trốn. Nếu bạn không có hành động gì, cơ sẽ vẫn bị căng và trở nên sưng, đau.

Hội chứng không yên, thường xuyên gõ tay hoặc rung chân: Căng thẳng hoặc lo âu có thể gây ra các thói quen phổ biến này.

Tiêu hóa kém:  Với một số người, căng thẳng và lo âu về tâm lý cũng làm cho đường ruột bị căng thẳng quá độ, dẫn đến tiêu chảy, táo bón, buồn nôn hoặc đau bụng.

Nổi mụn: Căng thẳng thường làm tăng nồng độ hoocmôn cortisol và tăng cortisol có thể dẫn đến nổi mụn.

Eczema: Căng thẳng và lo âu có thể làm tăng nguy cơ viêm da, từ đó dẫn đến eczema hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng eczema.

Đổ mồ hôi quá nhiều: Nhờ có hoocmôn adrenaline trong quá trình phản ứng chống lại hoặc chạy trống mà chúng ta sẽ đổ mồ hôi khi căng thẳng.

Mất ngủ, gặp ác mộng, mộng du hoặc giấc ngủ gián đoạn: Căng thẳng mãn tính (kéo dài) sẽ làm tăng thời gian của giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM sleep) và làm giảm các sóng chậm, cũng tức là giảm thời gian ngủ sâu, tăng thời gian ngủ chập chờn. Do đó, phá vỡ các tế bào và làm ảnh hưởng đến quá trình tự sửa chữa và cân bằng của cơ thể.

Thường xuyên ốm đau: Căng thẳng sẽ thúc đẩy sự sản xuất quá mức các loại hoocmôn điều chỉnh hệ miễn dịch, do đó, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất bạch cầu để chống lại nhiễm trùng, làm hệ miễn dịch suy yếu và tăng sự nhảy cảm với bệnh tật.

Giảm ham muốn tình dục, giảm khả năng thụ thai: Căng thẳng làm hạn chế việc giải phóng ra hoocmôn GnRH, hoocmôn sinh dục chính của cơ thể, dẫn đến việc giảm số lượng tinh trùng, giảm số lượng trứng và giảm khả năng hoạt động tình dục.

Dễ hoảng loạn: Căng thẳng làm cho mức độ kích thích ban đầu của bạn sẽ cao hơn bình thường, và gần đến ngưỡng mà bạn sẽ phải trải qua các cơn khủng hoảng do hoảng loạn, từ đó làm tăng nguy cơ dễ bị hoảng loạn của bạn.

Căng thẳng và lo âu có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của bạn, khiến bạn khó điều chỉnh cảm xúc của mình, gây ra cảm xúc khó chịu và hay thay đổi tâm trạng. Những người thường xuyên bị căng thẳng và lo âu cũng thường gặp khó khăn trong việc tập trung, ra quyết định và ghi nhớ.

Nếu bạn đã trải qua các triệu chứng của căng thẳng và stress, những cách sau đây có thể giúp bạn giảm mức độ căng thẳng và giảm các triệu chứng:

  • Luyện tập tinh thần và thể chất như ngồi thiền, tập yoga
  • Tập thể thao như đi bộ, chạy hoặc các hoạt động thể dục thẩm mỹ
  • Các kỹ năng thư giãn như luyện tập hít thở và thả lỏng cơ

Nhưng nếu sự căng thẳnglo âu của bạn là mãn tĩnh, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, có thể bạn đã mắc các rối loạn lo lâu. Đa số mọi người sẽ cải thiện đáng kể khi được sự giúp đỡ của các chuyên gia. Lo âu và các rối loạn liên quan có thể được điều trị bằng nhiều loại chuyên gia khác nhau, bao gồm các nhà tâm lý, bác sỹ tâm thần, nhân viên xã hội hoặc y tá khoa tâm thần.

Thông tin thêm trong bài viết: 5 cách giúp bạn đẩy lùi căng thẳng

Bình luận
Tin mới
Xem thêm