Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến chứng của trầm cảm

Trầm cảm có thể làm phức tạp thêm các vấn đề sức khỏe của người bệnh như bệnh tim hoặc ung thư. Trầm cảm có thể ảnh hưởng gây ra các cơn đau, ảnh hưởng đến ham muốn và nhu cầu tình dục cũng như giấc ngủ. Càng biết nhiều về các biến chứng trầm cảm, bạn sẽ càng hiểu tại sao điều quan trọng là không để bệnh trầm cảm có biểu hiện lâm sàng không được điều trị.

Bạn có lo lắng về biến chứng trầm cảm? Ngay cả đối với những người bị trầm cảm ở mức độ nhẹ hơn thì chứng rối loạn tâm lý này có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của họ. Trầm cảm có thể làm phức tạp thêm các vấn đề sức khỏe của người bệnh như bệnh tim hoặc ung thư. Trầm cảm có thể ảnh hưởng gây ra các cơn đau, ảnh hưởng đến ham muốn và nhu cầu tình dục cũng như giấc ngủ. Càng biết nhiều về các biến chứng trầm cảm, bạn sẽ càng hiểu tại sao điều quan trọng là không để bệnh trầm cảm có biểu hiện lâm sàng không được điều trị.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm lý thường liên quan đến việc bị “mắc kẹt” trong tâm trạng buồn bã hoặc đau buồn kèm theo một số triệu chứng thể chất. Mọi người đều có lúc buồn. Nhưng trầm cảm lâm sàng, xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, thường được đặc trưng bởi thời gian tâm trạng buồn bã hoặc ủ rũ này kéo dài hơn bình thường.

Triệu chứng trầm cảm là gì?

Các triệu chứng trầm cảm có thể khác nhau tùy theo loại trầm cảm mà một người mắc phải. Mặc dù có một thể trầm cảm nhưng sau đây là một số triệu chứng phổ biến hay gặp ở người bệnh trầm cảm:

  • Tâm trạng buồn dai dẳng
  • Cảm giác tuyệt vọng và cái nhìn bi quan về cuộc sống
  • Cảm giác tội lỗi, cảm giác vô dụng
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Mất ngủ, thức dậy vào sáng sớm hoặc ngủ quên
  • Giảm cảm giác chán ăn khiến bạn giảm cân hoặc ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân
  • Không còn hứng thú với những sở thích và các hoạt động xã hội khác
  • Mệt mỏi, giảm năng lượng
  • Có ý nghĩ tự sát hoặc cố gắng tự sát
  • Cảm thấy bồn chồn, khó chịu
  • Khó tập trung, ghi nhớ và đưa ra quyết định
  • Các triệu chứng thể chất dai dẳng không đáp ứng với điều trị, chẳng hạn như đau đầu, rối loạn tiêu hóa và đau mạn tính

Tại sao trầm cảm lại phổ biến ở những người mắc bệnh mạn tính?

Những người mắc bệnh mạn tính gặp khó khăn trong việc thích nghi với vấn đề bệnh tật của bản thân. Đồng thời, họ cần tập trung vào việc điều trị tình trạng bệnh lý của mình. Nhưng bệnh mạn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và tính độc lập của một người và nó có thể thay đổi cách nhìn nhận của mọi người về họ cũng như cách người bệnh liên hệ giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi các nghiên cứu chỉ ra rằng cứ ba người thì có một người mắc bệnh mạn tính cho biết họ bị trầm cảm. Trầm cảm lâm sàng là một trong những biến chứng phổ biến nhất liên quan đến các bệnh mạn tính. Trong một số trường hợp, một căn bệnh mạn tính có thể là nguyên nhân khởi phát gây ra trầm cảm.

Trầm cảm do bệnh mạn tính có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh hiện mắc. Điều đó đặc biệt đúng nếu căn bệnh mạn tính đã gây ra đau đớn và  gây ảnh hưởng làm gián đoạn đến cuộc sống của người đó. Trầm cảm gây ra mệt mỏi và giảm năng lượng và tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Trầm cảm còn có xu hướng buộc người bệnh sống khép mình cô lập bản thân với xã hội.

Tuy nhiên, trầm cảm lâm sàng không chỉ đơn giản là một phản ứng bình thường đối với một tình trạng bệnh lý mạn tính. Đúng hơn, những người dễ bị tổn thương đối với bệnh trầm cảm có thể có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn khi gặp phải những căng thẳng nhất định, bao gồm cả bệnh mạn tính. Khi người bệnh có tâm trạng chán nản xuất hiện cùng với các vấn đề căng thẳng trong đó có bệnh mạn tính nhưng không có các triệu chứng trầm cảm nặng khác, các bác sĩ thường chẩn đoán "rối loạn điều chỉnh" hoặc "rối loạn căng thẳng cấp tính".

Những bệnh mạn tính nào có thể dẫn đến trầm cảm?

Bất kỳ bệnh mạn tính nào cũng có thể góp phần gây ra trầm cảm. Tuy nhiên, nguy cơ gia tăng tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và mức độ gián đoạn mà nó gây ra. Theo thống kê, nguy cơ trầm cảm nói chung là 10% đến 25% đối với phụ nữ và 5% đến 12% đối với nam giới. Tuy nhiên, những người mắc bệnh mạn tính phải đối mặt với nguy cơ cao hơn đáng kể từ 25% đến 33%.

Tỷ lệ biến chứng trầm cảm ở các bệnh mạn tính

Tỷ lệ trầm cảm xảy ra cùng với các bệnh lý khác khá cao và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là ở những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm trong quá khứ. Dưới đây là một số ví dụ:

  • 40% đến 65% bệnh nhân đau tim bị trầm cảm.
  • Tỷ lệ trầm cảm đối với cả bệnh Parkinson và bệnh đa xơ cứng là 40%.
  • 25% bệnh nhân ung thư và bệnh nhân tiểu đường bị trầm cảm.
  • Ở những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành chưa từng bị đau tim, tỷ lệ trầm cảm dao động từ 18% đến 20%.
  • Đối với bệnh nhân đột quỵ, tỷ lệ trầm cảm dao động từ 10% đến 27%.

Cơn đau liên quan đến trầm cảm như thế nào?

Trầm cảm lâm sàng gây ra nhiều triệu chứng thực thể, bao gồm cả đau đớn về thể chất. Tâm trí điều khiển cơ thể và cảm xúc của một người có thể tác động đến các chức năng chính của cơ thể. Cơn đau liên quan đến trầm cảm có thể bắt đầu từ những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân đến đau cổ hoặc đau bụng.

Tại sao trầm cảm làm ảnh hưởng đến vấn đề tình dục?

Cả chứng trầm cảm và một số loại thuốc điều trị trầm cảm đều có thể gây ra các vấn đề về tình dục. Trầm cảm có xu hướng làm giảm ham muốn tình dục và ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị trầm cảm còn được chứng minh là làm giảm ham muốn tình dục. Thành phần trong một số thuốc chống trầm cảm tác động vào các chất hóa học chịu trách nhiệm cho phản ứng tình dục.

Các biến chứng giấc ngủ liên quan đến trầm cảm là gì?

Mất ngủ hoặc khó ngủ là triệu chứng chính của trầm cảm. Việc không thể có được một giấc ngủ ngon có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể và dễ thấy nhất là mệt mỏi và uể oải, thiếu năng lương làm việc. Một số người bị trầm cảm lâm sàng đôi khi có triệu chứng rối loạn giấc ngủ như ngủ rũ và có thể vẫn cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau. Người bị mất ngủ trong thời gian dài nên làm các xét nghiệm kiểm tra các triệu chứng trầm cảm khác. Thuốc ngủ đôi khi được kê đơn cho những người bị trầm cảm và mất ngủ.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm