Bí ngòi - kho dinh dưỡng thiên nhiên
Bí ngòi có vỏ mỏng nên ăn được cả vỏ, thịt trắng kem và hạt mềm. Hình dạng của nó giống như dưa leo, dài khoảng 20cm và là loại thực phẩm đa năng có thể ăn sống hoặc nấu chín, thậm chí sử dụng ăn kèm trong các món nướng. Bí ngòi chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khoẻ tổng thể của bạn.
Với thành phần dinh dưỡng cơ bản và 95% là nước, bí ngòi trở thành thực phẩm tự nhiên chứa lượng calo thấp nên là một sự lựa chọn tốt nếu bạn đang cố gắng giảm cân. Ngoài ra bí ngòi còn là thức ăn có glycemic thấp nên sẽ không làm tăng lượng đường trong máu đồng thời cung cấp một lượng glucose ổn định cho cơ thể bạn.
Người ta sử dụng bí ngòi để chế biến rất nhiều món, chẳng hạn như bí ngòi xắt nhỏ trộn cùng khoai tây nghiền và nấm là món ăn bổ dưỡng, hay bí ngòi xắt khúc chiên giòn, bí ngòi trộn salad, bí ngòi bọc khoai bỏ lò, súp bí ngòi…
Thành phần dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp bạn lý giải tại sao bí ngòi lại luôn có trong thực đơn hàng ngày của người muốn giảm cân.
Bí ngòi là một nguồn vitamin tuyệt vời cung cấp các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ sự lão hóa cơ thể. Nó được coi là một loại rau cung cấp tới 35 mg vitamin C, chiếm 39 đến 46 %nhu cầu hàng ngày được đề nghị ở người lớn. Bí ngòi cũng giàu vitamin A, cung cấp 392 đơn vị quốc tế hoặc từ 13 đến 17 % nhu cầu hàng ngày của cơ thể người trưởng thành.
Bí ngòi là một nguồn thực phẩm giàu kali, cung cấp trung bình khoảng 512 mgtương đương 11 % nhu cầu hàng ngày của bạn. Kali được cho là một trong những chất điện giải chính trong cơ thể và cân bằng với natri theo tỉ lệ 2-1.
Vitamin C
Một cốc sinh tố bí ngòi nhỏ có chứa 22,2 mg vitamin C, đáp ứng gần 30% lượng vitamin C cho phụ nữ trưởng thành và khoảng 25% cho nhu cầu của một người đàn ông. Vitamin C, còn được gọi là ascorbic acid, giúp tổng hợp collagen cần thiết cho mạch máu và sụn khớp, hỗ trợ sức khoẻ của hệ miễn dịch và ức chế các gốc tự do từ DNA và mô tế bào chết. Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như bí ngòi có thể làm giảm nguy cơ cao huyết áp, ung thư, viêm xương khớp và bệnh tim. Để tối đa hóa lượng vitamin C bạn có được, hãy sử dụng bí ngòi trong vòng ba đến bốn ngày và lưu trữ nó ở nơi mát mẻ, ít sáng.
Đàn ông trưởng thành cần 2,3 mg mangan và phụ nữ thì cần 1,8mg mỗi ngày. Mangan thúc đẩy sự hấp thụ canxi, giúp giữ cân bằng mức đường trong máu, cần thiết cho cơ thể sản xuất hormone nội tiết và các protein có nhiệm vụ làm đông máu. Đây là một phần quan trọng trong cấu trúc của superoxide dismutase, một enzyme có tính chất chống oxy hóa mạnh. Nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu mangan, bạn có nguy cơ cao bị loãng xương, tiểu đường và viêm khớp.
Bí ngòi nguyên chất chứa 0,202 mg vitamin B6 trong mỗi cốc khẩu phần. Đối với nam giới và phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi, số lượng này cung cấp 15 % yêu cầu mỗi ngày. Vitamin B6 cần thiết cho việc tổng hợp hồng cầu và bạch cầu, chất dẫn truyền thần kinh và hoocmon như melatonin, serotonin và norepinephrine. Cùng với các vitamin B khác như folate, vitamin B6 điều hoà sự trao đổi năng lượng và giữ mức độ homocysteine trong máu ở mức thấp, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vitamin B6 cũng có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm, viêm khớp dạng thấp và thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, cũng như các triệu chứng nghiêm trọng về tiền kinh nguyệt ở phụ nữ.
Vitamin K
Cơ thể cần vitamin K để tạo ra một số protein cần thiết cho cơ chế đông máu đúng cách. Vitamin K cũng góp phần tăng trưởng, phát triển và duy trì xương.Bí ngòi chứa 5,3 microgram vitamin K trong mỗi cốc khẩu phần, tương đương 6% nhu cầu hàng ngày. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K như bí ngòi có thể làm giảm nguy cơ loãng xương và chảy máu quá mức khi bị thương.
Bí ngòi có ít chất béo, không chứa cholesterol và chỉ có 21 calo trong mỗi khẩu phần. Nó cũng là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như đã kể trên. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng Đại học Illinois Extension khuyến cáo rằng bạn nên luôn ăn bí ngòi cả vỏ, vì vỏ là nơi chứa chất dinh dưỡng nhiều nhất, hơn cả phần thịt quả
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.