Trẻ hóa bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư không chỉ gia tăng mà còn đang trẻ hóa. GS.TS Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu ung thư cho biết, tại một số cơ sở điều trị ung bướu đầu ngành ở Hà Nội và TPHCM tiếp nhận nhiều bệnh nhân ung thư ở độ tuổi 20, thậm chí không ít trường hợp là trẻ em.
Đáng lo ngại, một số loại ung thư như dạ dày, phổi, trực tràng, vú cũng có chiều hướng tăng cao. Trong đó, chỉ riêng ung thư dạ dày ở Việt Nam có tỷ lệ tử vong cao gấp năm lần so một số quốc gia trong khu vực.
Đáng chú ý ung thư phổi đã tăng gấp đôi sau 10 năm, nghiên cứu của ngành y tế cho thấy, năm 2000 số mắc ung thư phổi là 17/100.000 dân, đến 2010 đã tăng lên gấp đôi, tới mức 34 người/100.000 dân.
Ung thư đường tiêu hóa cũng gia tăng gấp rưỡi sau 10 năm. Ung thư ngày càng gia tăng trên khắp thế giới chứ không riêng Việt Nam. Theo ước tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ có tối thiểu 190.000 ca ung thư mắc mới mỗi năm.
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết có 4 nguyên nhân chính khiến ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng gồm tuổi thọ người Việt Nam ngày càng cao. Tuổi càng cao, tỷ lệ phơi nhiễm với các nguy cơ ung thư càng lớn.
Tiếp đến do nhận thức, tuyên truyền tăng lên, người dân đi khám ngày càng nhiều hơn nên phát hiện thêm nhiều người mắc ung thư. Cùng với đó là các phương tiện chẩn đoán ngày càng tốt hơn giúp tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn. Và cuối cùng là do tác động của các nguyên nhân hiện hữu gồm nguyên nhân bên ngoài và bên trong.
80% ung thư do môi trường bên ngoài tác động
GS.TS Mai Trọng Khoa nhận định, hơn 80% trường hợp ung thư là do yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào như không khí ô nhiễm, thực phẩm, nước uống mất vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường làm việc độc hại.
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Thuấn cho biết, ung thư là bệnh lý gây ra do nhiều nguyên nhân kết hợp, trong đó chỉ có dưới 10% ung thư phát sinh do các rối loạn trong cơ thể, bao gồm các rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền.
TS Thuấn đưa ra ví dụ, trong gia đình có mẹ, chị em gái mắc ung thư vú thì người đó có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 4-6 lần người bình thường. Con số này gấp 2-4 lần ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai liên tục hơn 10 năm.
Theo TS Thuấn: “80% ung thư do liên quan yếu tố môi trường sống. Trong 80% này thì 35% ung thư do thực phẩm, 30% ung thư do hút thuốc, 15% nguyên nhân khác”.
Có nhiều nhóm bệnh nghề nghiệp dễ dẫn đến các dạng ung thư như: Ung thư phổi do tiếp xúc với amiăng và hít phải bụi amiăng; tiếp xúc với các chất asen, cadmi, crôm, niken, silic. Một số dạng ung thư nghề nghiệp phổ biến khác như: Ung thư da, mũi, miệng, gan do tiếp xúc với hóa chất sử dụng trong công nghiệp.
Theo đánh giá của các chuyên gia về ung thư, dinh dưỡng không hợp lý và không an toàn chiếm khoảng 35% căn nguyên gây ung thư như ăn nhiều chất béo, đạm, đặc biệt là mỡ động vật, ít rau quả, sử dụng thực phẩm bẩn, thực phẩm ô nhiễm hóa chất bảo quản.
Các ung thư đường tiêu hóa như đại trực tràng, ung thư vú liên quan chặt chẽ căn nguyên này. Những thực phẩm chứa chất độc hại khi vào cơ thể thông qua ăn uống sẽ đi qua máu, tác động vào từng tế bào gây ra nhiều loại bệnh ung thư hơn.
Khi cơ thể bị nhiễm hóa chất có thể gây ngộ độc lập tức nhưng nếu tích tụ lâu dài trong cơ thể, đến một lúc nào đó, đủ lượng sẽ gây đột biến tế bào. Nếu đột biến nhẹ, tế bào có thể tự điều chỉnh. Nhưng bị đi bị lại nhiều lần, tế bào sẽ nhờn, mất khả năng điều chỉnh trở thành tế bào đột biến ác tính.
Giám đốc Bệnh viện K nhận định, các chất bảo quản thực phẩm, nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hoá học, các chất trung gian chuyển và sinh ra từ thực phẩm nấm mốc, lên men (cà, dưa muối) gây ra nhiều loại ung thư đường tiêu hoá như: Dạ dày, gan, đại tràng, thực quản...
Các chuyên gia đầu ngành về ung thư cho rằng, các chất tăng trọng, thuốc trừ sâu, kháng sinh, chất phụ gia... có trong thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người sử dụng, có thể gây ngộ độc cấp tính, nhiễm trùng, sán não nhưng để phát triển thành bệnh lý ung thư thường phải sau thời gian dài tiếp xúc.
PGS.TS Trần Văn Thuấn khuyến cáo, để phòng ngừa ung thư, phòng tránh nguy cơ tử vong thì bệnh nhân ung thư được phát hiện sớm, điều này sẽ dẫn đến khả năng điều trị thành công và kéo dài cuộc sống rất cao.
Bên cạnh đó, mỗi người cần thực hiện lối sống điều độ, lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và thường xuyên vận động, luyện tập thể dục - thể thao. Không ăn các ngũ cốc và các loại thực phẩm đã bị mốc; hạn chế các loại thức ăn dạng xông khói hay muối như: thịt xông khói, thịt muối, cá muối…; không hút thuốc lá (chất hắc ín có trong thuốc lá chính là nhân tố gây bệnh ung thư phổi và ung thư tuyến tụy)…
Theo đánh giá của các chuyên gia về ung thư, dinh dưỡng không hợp lý và không an toàn chiếm khoảng 35% căn nguyên gây ung thư như ăn nhiều chất béo, đạm, đặc biệt là mỡ động vật, ít rau quả, sử dụng thực phẩm bẩn, thực phẩm ô nhiễm hóa chất bảo quản. Các ung thư đường tiêu hóa như đại trực tràng, ung thư vú liên quan chặt chẽ căn nguyên này.
Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất đóng vai trò cốt lõi trong chuyển hóa canxi và phát triển xương. Khi được bổ sung đồng thời, vitamin D3 và K2 có tác dụng “hiệp đồng”, hỗ trợ tối đa quá trình xây dựng hệ xương chắc khỏe, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao hiệu quả và an toàn.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.