Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biểu hiện của ung thư phổi ở người không hút thuốc

Triệu chứng đầu tiên thường là khó thở khi tập thể dục và mệt mỏi nói chung.

Những người hút thuốc lá có nhiều khả năng bị ung thư phổi nhưng ngay cả người chưa bao giờ hút một điếu thuốc cũng có nguy cơ bị bệnh cao không kém.

Trước sự ra đi của nghệ sĩ Hán Văn Tình và tình trạng bệnh của ca sĩ Minh Thuận do cùng mắc ung thư phổi thì người dân bắt đầu quan tâm nhiều hơn về căn bệnh này. Nếu như trước đây nhiều người nghĩ rằng chỉ những người thường xuyên hút thuốc mới bị ung thư phổi thì nay nên nghĩ lại. Những người hút thuốc lá có nhiều khả năng bị ung thư phổi nhưng ngay cả người chưa bao giờ hút một điếu thuốc cũng có nguy cơ bị bệnh cao không kém.

Tỉ lệ mắc ung thư phổi và những biến chuyển liên quan đến bệnh

Tại Mỹ, ung thư phổi là bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ giới. Mỗi năm, số bệnh nhân tử vong vì ung thư phổi nhiều hơn so với ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết hợp.

Trong năm 2016, người ta ước tính có khoảng 117.920 nam giới và 106.470 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư này, trong đó nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn phụ nữ. Ngày nay, tỉ lệ bệnh nhân ung thư phổi đang gia tăng ở những người trẻ, kể cả người chưa bao giờ hút thuốc. Trong thực tế, ung thư phổi trong không bao giờ hút thuốc hiện đang được xem là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất thứ 6 tại Hoa Kỳ.

Lá phổi khi hút/hít phải thuốc lá (ảnh minh họa: Internet)

Ung thư phổi - nguyên nhân không chỉ do thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi, chiếm 80-90% các trường hợp. Nhưng trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở người không hút thuốc ngày càng tăng, cứ 12 bệnh nhân nam mắc ung thư phổi thì có 1 người không hút thuốc dù chỉ là một điếu.

Một số nguyên nhân của ung thư phổi ở người không hút thuốc lá

- Tiếp xúc với Radon: Sau hút thuốc, tiếp xúc với khí radon trong nhà là nguyên nhân thứ hai dẫn đến ung thư phổi và là nguyên nhân mắc bệnh hàng đầu ở người không hút thuốc. Radon là một chất ô nhiễm không khí tự nhiên, có mặt ở hầu hết mọi nơi trong lớp vỏ trái đất. Radon lọt vào trong các tòa nhà qua những kẽ nứt và các lỗ nhỏ trong nền đất, khi phân hủy nó tạo ra những phần tử có thể đi vào phổi, gây thương tổn và dẫn đến các bệnh ở phổi, bao gồm cả ung thư. Tiếp xúc với khí radon trong nhà là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi ở người không hút thuốc. Những người thường xuyên ở trong nhà sẽ có nguy cơ tiếp xúc nhiều với chất radon cao hơn, đặc biệt với phụ nữ và trẻ em.

- Hít phải khói thuốc lá: Nguyên nhân này dẫn đến khoảng 3.000 trường hợp tử vong do ung thư phổi mỗi năm tại Hoa Kỳ. Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư nên dù không hút thuốc mà thường xuyên hít phải khói thuốc cũng có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư phổi. Khói tỏa ra từ điếu thuốc đang cháy chứa nhiều chất độc hại gấp 21 lần so với khói thuốc do người hút thở ra.

- Tiếp xúc với amiăng: Amiăng là những sợi rất nhỏ mà mắt người không thể nhìn thấy được, và rất nhẹ. Khi con người hít phải chất đó vào, có trường hợp sẽ bị mắc bệnh ung thư vào khoảng 20-30 năm sau. Tiếp xúc với amiăng trong công việc là một nguyên nhân quan trọng của u trung biểu mô, ung thư màng phổi.

- Dầu khí dung do nấu ăn: Hơi bốc lên từ chảo nấu ăn được coi là một nguyên nhân quan trọng khác của ung thư phổi mà nhiều phụ nữ ở các nước châu Á gặp phải. Nguyên do là vì trong làn hơi bốc lên này chứa các khí được tạo ra bởi thực phẩm nấu ăn trong dầu ở nhiệt độ rất nóng. Các chất khí này không có lợi cho phổi.

Người hít khói thuốc lá cũng đối diện với nguy cơ ung thư phổi (ảnh minh họa: Internet)

- Di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị ung thư phổi sẽ có nhiều khả năng phát triển bệnh này hơn.

Phơi nhiễm nghề nghiệp cũng là một nguyên nhân quan trọng, số bệnh nhân nam giới bị ung thư phổi do phơi nhiễm chiếm tới 27%. Ngoài ra, ngay cả không trực tiếp hút thuốc mà tiếp xúc với khói thuốc lá và ô nhiễm không khí cũng có thể dẫn tới ung thư phổi.

Triệu chứng ung thư phổi ban đầu ở người hút thuốc và không hút thuốc khác nhau

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ung thư phổi bao gồm ho không dứt hoặc ho ra máu. Tuy nhiên, có tới 25% bệnh nhân không có triệu chứng trước đó. Các triệu chứng sớm của ung thư phổi thường có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác, chẳng hạn như nhiễm trùng phổi, dị ứng, hoặc đau cơ bắp ở vai, lưng, ngực... Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm có thể gặp thất bại nếu không đi khám cẩn thận.

Tuy nhiên, có một điều đáng ngạc nhiên là triệu chứng ung thư phổi thường khác nhau giữa bệnh nhân nam và nữ giới. Những triệu chứng này cũng không giống nhau ở người bị ung thư phổi do hút thuốc và không hút thuốc. Điều này cũng có ý nghĩa không nhỏ trong việc cứu sống bệnh nhân.

Về nguyên lý, hút thuốc làm cho các khối ung thư phát triển ở gần đường dẫn khí nên bệnh nhân thuộc nhóm này thường có triệu chứng ho và ho ra máu. Còn đối với phụ nữ và người không hút thuốc, khối u có xu hướng phát triển ở các vùng ngoài của phổi nên triệu chứng đầu tiên thường là khó thở khi tập thể dục và mệt mỏi nói chung.

Các loại ung thư phổi ở người không hút thuốc lá:

Trong khi hơn một nửa số bệnh ung thư phổi ở người hút thuốc là ung thư phổi tế bào vảy (một loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ) thì phần lớn các bệnh ung thư phổi ở người không hút thuốc là 3 loại sau:

Ung thư tế bào gai (Squamous cell lung cancers) có xu hướng phát triển gần đường hô hấp và gây ra các triệu chứng sớm như ho hoặc ho ra máu (ho ra máu).

Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinomas ) thường phát triển ở các vùng ngoài của phổi và có thể ủ bệnh trong thời gian dài trước khi các triệu chứng xảy ra. Những triệu chứng phổ biến của dạng ung thư này là: Khó thở, mệt mỏi, hoặc đau xương (khi lây lan đến các vùng khác của cơ thể).

Ung thư tiểu phế quản - phế nang (Bronchoalveolar carcinoma - BAC): Đây cũng là một loại của ung thư tuyến phổi. Nó là một dạng khác ung thư phổi phổ biến hơn ở người không hút thuốc, đặc biệt là nữ giới không hút thuốc lá. Mặc dù chưa rõ lý do nhưng tỉ lệ mắc BAC dường như ngày càng tăng trên toàn thế giới.

Phương pháp điều trị ung thư phổi

Ung thư phổi ở người không hút thuốc thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, đầu tiên do một nhiễm trùng đường hô hấp hoặc thậm chí dị ứng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng những bệnh nhân này có tỉ lệ sống sót cao hơn so với người hút thuốc. Sự khác biệt này rõ ràng nhất ở những người được chẩn đoán bệnh sớm. Nữ người không hút thuốc có tiên lượng tốt hơn so với nam giới không hút thuốc bị ung thư phổi.

Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư phổi sẽ cao hơn nhiều. Vì vậy, khi tiến hành khám sàng lọc ung thư phổi, bạn cần nói với bác sĩ về tình trạng hút thuốc trong quá khứ, ngay cả khi việc đó cách đây cả thập kỉ cũng không đượck che giấu.

T.L - Theo Afamily
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm