Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc xương: các mẹo giúp xương khỏe mạnh

Bảo vệ xương dễ dàng hơn là bạn nghĩ. Hãy tìm hiểu xem chế độ ăn, hoạt động thể chất và các yếu tố lối sống khác ảnh hưởng như thế nào để khối lượng xương của bạn nhé.

Xương giữ vững cấu trúc cơ thể, bảo vệ các cơ quan, là chỗ bám của cơ và dự trữ canxi. Xây dựng một hệ xương khỏe mạnh phải bắt đầu từ thời thơ ấu và niên thiếu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thực hiện các bước sau để bảo vệ sức khỏe của xương.

Tại sao xương khỏe lại quan trọng?

Xương của bạn đang thay đổi liên tục- xương mới được tạo ra và xương già sẽ bị phá hủy. Khi bạn còn trẻ, cơ thể sản xuất xương mới nhanh hơn là phá hủy xương do vậy khối lượng xương sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất quanh tuổi 30. Sau đó, quá trình tái cấu trúc xương tiếp tục diễn ra nhưng hủy xương sẽ nhanh hơn tạo xương khiến bạn mất dần dần khối lượng xương.

Bạn có thể đang phát triển bệnh loãng xương- một tình trạng bệnh mà làm cho xương yếu và dễ gãy- phụ thuộc vào bao nhiêu khối lượng xương bạn tạo ra trước tuổi 30 và bạn mất dần xương nhanh như thế nào sau đó. Khối lượng xương đỉnh càng cao, bạn càng có nhiều xương trong “ngân hàng xương” và bạn càng ít có thể mắc loãng xương khi già đi.

Điều gì ảnh hưởng đến sức khỏe xương?

Một số các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Ví dụ:

  • Tổng lượng canxi trong bữa ăn. Một chế độ ăn ít canxi sẽ dẫn đến giảm tỷ trọng xương, làm mất xương sớm và làm tăng nguy cơ gãy xương.
  • Hoạt động thể chất. Người không hoặc ít hoạt động thể chất có nguy cơ loãng xương cao hơn người năng động.
  • Thuốc lá và rượu. sử dụng thuốc lá sẽ dẫn đến yếu xương. Tương tự, dùng thường xuyên hai đơn vị rượu một ngày làm tăng nguy cơ loãng xương, có thể do rượu ngăn cản khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
  • Giới. Bạn có nguy cơ cao hơn mắc loãng xương nếu bạn là nữ giới, bởi vì phụ nữ có ít mô xương hơn nam giới.
  • Thể trạng. Bạn cũng có nguy cơ cao hơn nếu bạn vô cùng gầy gò (với chỉ số khối BMI là 19 hoặc thấp hơn) hoặc bạn có khung cơ thể nhỏ, bởi vì bạn sẽ có ít khối lượng xương được tạo ra khi bạn già đi.
  • Tuổi. Xương trở nên mỏng hơn và yếu hơn khi bạn già đi.
  • Chủng tộc và gia đình. Bạn có nguy cơ cao nhất mắc loãng xương nếu bạn là người gốc da trắng hoặc gốc châu Á.
  • Mức hormon. Quá nhiều hormon tuyến giáp có thể gây ra mất xương. Ở phụ nữ, mất xương tăng lên đáng kể khi mãn kinh bởi sự suy giảm lượng estrogen. Mất kinh kéo dài (vô kinh) trước mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Ở nam giới, mức testosteron thấp cũng có thể làm mất khối lượng xương.
  • Các rối loạn về ăn uống và tình trạng bệnh khác. Người mất cảm giác ngon miệng hoặc ăn quá nhiều có nguy cơ cao mất xương. Ngoài ra, phẫu thuật dạ dày (cắt dạ dày), phẫu thuật giảm cân và các tình trạng khác như bệnh Crohn, Celiac và Cushing có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Một số thuốc nhất định. Sử dụng kéo dài corticoid, như là prednisolon, cortison, prednisolon kết hợp dexamethason, sẽ phá hủy xương. Các thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ loãng xương bao gồm thuốc ức chế aromatase trong điều trị ung thư vú, thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, methotrexat, một vài thuốc chống động kinh như phenyltoin và phenobarbital, và thuốc ức chế bơm proton.
Tôi có thể làm gì để giữ cho xương khỏe mạnh?

Bạn có thể thực hiện một vài bước đơn giản sau để dự phòng hoặc làm chậm mất xương. Ví dụ như:

  • Đưa nhiều canxi vào thực đơn ăn của bạn. Với người lớn tuổi từ 19 đến 50 và nam giới tuổi từ 51 đến 70, chế độ ăn khuyến nghị là 1.000 mg canxi/ ngày. Con số này sẽ tăng lên đến 1.200mg cho nữ giới sau tuổi 50 và nam giới sau tuổi 70.
    • Những nguồn cung cấp canxi bao gồm các sản phẩm từ sữa, hạnh nhân, súp lơ xanh, cải xoăn, cá hồi đóng hộp còn xương, cá mòi và các sản phẩm từ đậu tương, như là đậu phụ. Nếu bạn thấy khó khăn để nhận đủ canxi từ chế độ ăn, hãy hỏi bác sĩ về nguồn cung cấp nhé.
  • Hãy chú ý đến vitamin D. Cơ thể bạn cần vitamin D để hấp thụ canxi. Với người trưởng thành tuổi từ 19 đến 70, khuyến cáo chế độ ăn là 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ ngày; 800 đơn vị/ngày với tuổi 71 và già hơn.
    • Nguồn cung cấp vitamin D bao gồm dầu cá, như là cá ngừ và cá mòi, lòng đỏ trứng, và sữa có bổ sung canxi. Ánh sáng mặt trời cũng làm cho cơ thể tổng hợp vitamin D. Nếu bạn lo lắng về việc cung cấp đủ vitamin D, hãy hỏi bác sĩ về nguồn cung nhé.
  • Hoạt động thể chất hàng ngày. Các bài tập thể dục tải trọng như là đi bộ, chạy bộ, tennis và leo cầu thang, có thể giúp bạn xây dựng một bộ xương khỏe mạnh và làm chậm quá trình mất xương
  • Tránh lạm dụng thuốc. Đừng hút thuốc. Tránh uống nhiều hơn hai đơn vị rượu một ngày.

Tranh thủ sự giúp đỡ của bác sĩ

Nếu bạn quan tâm về sức khỏe xương hoặc các yếu tố nguy cơ về loãng xương, bao gồm gãy xương gần đây, hãy đến bác sĩ tư vấn. Bác sĩ có thể tiến hành một test mật độ xương để đánh giá mật độ xương, tỉ lệ mất xương của bạn. Bằng việc đánh giá này và các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ quyết định bạn có phải sử dụng thuốc giúp làm chậm mất xương hay không.  

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm