Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh tiểu đường type 1 và type 2 có thể chữa khỏi được không?

Các chuyên gia cho biết, đến thời điểm hiện tại, bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, vì nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp. Với type 1 do nơi sản xuất hormone insulin bị phá hủy nên hy vọng chữa khỏi bệnh có thể chờ vào việc cấy ghép. Với type 2, nếu phát hiện sớm từ khi chưa biểu hiện bệnh và có biện pháp ăn uống, tập luyện phù hợp thì cho hiệu quả rất tốt.

Riêng với bệnh tiểu đường type 2, rối loạn chuyển hóa ở cấp độ phân tử tế bào chứ không chỉ là đường huyết tăng cao. Nếu bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn đầu (tiền đái tháo đường) chỉ kháng insulin và điều trị tích cực bằng chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc thì vẫn có cơ hội chữa khỏi. Nhưng phát hiện ở giai đoạn muộn thì rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Bởi khi đó, tuyến tụy đã bị suy kiệt, cộng với tình trạng kháng insulin và rối loạn chuyển hóa trong cơ thể sẽ khiến người bệnh khó kiểm soát đường huyết, nguy cơ tai biến cao do đường huyết lên xuống thất thường.

“Thuyên giảm” là gì?

Thuyên giảm là thuật ngữ đảo ngược bệnh tiểu đường. Khi một người nào đó thuyên giảm, chỉ số HbA1C của họ sẽ giảm xuống mức bình thường, tức là dưới 6,5%. Chỉ số HbA1C phản ánh mức đường huyết trung bình của một người trong 2-3 tháng gần nhất. Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm chỉ số HbA1C để chẩn đoán và theo dõi sự tiến triển của tình trạng bệnh. Ngoài chỉ số HbA1C thấp, một người đã thuyên giảm không cần dùng bất kỳ loại thuốc tiểu đường nào nữa.

Bệnh tiểu đường type 1 khác type 2 như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1

Bệnh thường xuất hiện sớm khi còn trẻ, tiến triển rất nhanh, các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần. Thường có hội chứng 4 nhiều điển hình.

  • Đói và mệt mỏi: Cơ thể chuyển đổi thức ăn thành glucose mà tế bào sử dụng để làm năng lượng. Nhưng các tế bào cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc nếu các tế bào kháng lại insulin mà cơ thể tạo ra, glucose sẽ không thể xâm nhập vào chúng và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và mệt mỏi hơn bình thường.
  • Đi tiểu nhiều hơn và khát nhiều hơn: Người bình thường phải đi tiểu từ 4 đến 7 lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường do lượng đường trong máu cao có thể đi nhiều lần hơn bình thường. Tại sao nó lại như vậy? Bình thường, cơ thể bạn sẽ tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận. Nhưng khi bệnh tiểu đường đẩy lượng đường trong máu của bạn lên cao, thận có thể không thể đưa lượng đường đó trở lại. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và mất nước. Kết quả bạn sẽ phải đi thường xuyên hơn. Vì bạn đi tiểu nhiều, bạn có thể rất khát. Khi bạn uống nhiều hơn, bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn.
  • Khô miệng, khát nước và ngứa da: Vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên sẽ có ít độ ẩm cho những thứ khác. Bạn có thể bị mất nước và khô miệng. Da khô có thể khiến bạn bị ngứa.
  • Sút cân: Mặc dù bệnh nhân ăn nhiều nhưng lại sút cân rất nhiều.
  • Giảm thị lực: Thay đổi nồng độ chất lỏng trong cơ thể có thể khiến thủy tinh thể trong mắt sưng lên, gây mờ mắt và giảm thị lực.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2

Ở bệnh tiểu đường type 2, bệnh thường biểu hiện ở tuổi trung niên và cao tuổi, do tuyến tụy bị suy giảm chức năng bài tiết insulin hoặc tác dụng sinh học của insulin bị kém tác dụng ( kháng insulin). Rất nhiều yếu tố được cho là nguyên nhân, yếu tố nguy cơ liên quan được xác định như: yếu tố di truyền gen, béo phì, ít vận động thể lực, thói quen ăn uống không lành mạnh...

Chẩn đoán xác định dựa vào chỉ số glucose và HbA1C trong máu khi đói, xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm từ giai đoạn tiền đái tháo đường, yếu tố nguy cơ của bệnh.

Bên cạnh việc sử dụng một số thuốc khi cần thiết, thì việc thực hiện hàng ngày một chế độ ăn phù hợp cùng với tập luyện thể dục thể thao hợp lý, kiểm soát cân nặng cơ thể trong giới hạn cho phép là 2 biện pháp cực kỳ quan trọng kìm hãm tiến triển của bệnh, thậm chí làm bệnh khỏi bệnh nếu phát hiện sớm từ giai đoạn tiền đái tháo đường.. 

Lời khuyên về chế độ ăn uống và sức khỏe

Các khuyến nghị về chế độ ăn uống bao gồm:

  • Chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt
  • Chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, calo, đường và muối
  • Uống nước thay vì soda hoặc nước trái cây thông thường

Tự chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng với bệnh tiểu đường, bao gồm:

  • Dùng thuốc theo quy định
  • Đi khám bác sĩ ít nhất hai lần mỗi năm
  • Theo dõi và ghi lại lượng đường trong máu 
  • Kiểm tra huyết áp nếu bác sĩ đề nghị
  • Kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện các vết phồng rộp, mẩn đỏ, sưng tấy và các vết cắt
  • Duy trì răng và nướu khỏe mạnh bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên
  • Kiêng hút thuốc
  • Tham gia vào các cách để giảm căng thẳng, chẳng hạn như hít thở sâu
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần

Mẹo phòng tránh

Các chuyên gia cung cấp cho mọi người 3 mẹo phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2 sau đây:

  • Giảm cân nếu thừa cân: Giảm 5-7% trọng lượng có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn phát triển bệnh tiểu đường type 2.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục 30 phút vào 5 ngày mỗi tuần. Mọi người nên bắt đầu từ từ và tăng dần hoạt động thể chất cho đến khi đạt được mục tiêu. Mọi người cũng nên hỏi ý kiến bac sĩ để biết các khuyến nghị tập thể dục cụ thể.
  • Chế độ ăn hợp lý hàng ngày: chế độ ăn phù hợp cân đối, đa dạng, phù hợp cho tình trạng sức khỏe của mình cần được thực hiện liên tục, suốt đời, là cơ sở để phòng chống các bệnh mạn tính. 

Kết luận, bệnh tiểu đường type 2 có thể thuyên giảm nếu mọi người duy trì cân nặng hợp lý cũng như tập thể dục thường xuyên. Thực hiện một chế độ ăn uống bổ dưỡng có thể giúp mọi người kiểm soát cân nặng. Trong bữa ăn có một nửa là trái cây và rau, một phần tư ngũ cốc nguyên hạt và một phần tư protein nạc sẽ giúp mọi người giảm bệnh tiểu đường type 2 tốt hơn. Việc kiêng hút thuốc và theo dõi huyết áp cũng có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Quản lý căng thẳng và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác cũng rất quan trọng để mọi người có thể sống tốt với bệnh tiểu đường.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngộ nhận hay gặp về bệnh tiểu đường

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

Xem thêm