Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh lý khớp cổ chân, bàn chân - Khi nào cần phẫu thuật nội soi?

Khớp cổ chân và bàn chân đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chức năng vận động của cơ thể con người. Các chấn thương khớp cổ chân, bàn chân thường gặp trong đời sống hằng ngày, có thể xảy ra khi đi, đứng, trong các tai nạn giao thông, sinh hoạt, lao động hoặc thể thao,…

Theo PGS. TS. BS Nguyễn Mạnh Khánh - Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình 1, BV Việt Đức, các chấn thương khớp cổ chân, bàn chân thường gặp là: Tổn thương các dây chằng của khớp cổ chân, tổn thương các gân cơ quanh khớp cổ chân, gãy hai mắt cá, gãy xương sên, gãy các xương bàn chân, tổn thương sụn khớp xương sên.

Dấu hiệu nhận biết chấn thương và bệnh lý khớp cổ chân, bàn chân

Chia sẻ về cách nhận biết tổn thương khớp cố chân, bàn chân, PGS. TS. BS Nguyễn Mạnh Khánh chỉ ra: Những dấu hiệu thường gặp là người bệnh cảm thấy đau, có triệu chứng sưng nề, bầm tím, biến dạng khớp cổ chân, bàn chân, hạn chế vận động khớp cổ chân, đi đứng khó khăn, vận động khớp cổ chân có tiếng kêu, cảm giác kẹt khớp, sụm khớp cổ chân khi đi lại.

Mức độ nghiêm trọng nhất là tình trạng thoái hoá khớp cổ chân nặng gây đau đớn nhiều và kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến chức năng đi đứng, cần phải giải quyết bằng phẫu thuật hàn khớp hoặc thay khớp cổ chân nhân tạo.

"Nếu các chấn thương và bệnh lý của khớp cổ chân, bàn chân không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng mức thì có thể để lại những di chứng lâu dài, ảnh hưởng đến chức năng vận động và chất lượng cuộc sống." BS Khánh cho biết thêm.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh thăm khám cho bệnh nhân.

Phẫu thuật nội soi được chỉ định trong rất nhiều bệnh lý khớp cổ chân, bàn chân

Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Mạnh Khánh, nội soi khớp cổ chân là một phẫu thuật ít xâm lấn để điều trị các thương tổn trong khớp cổ chân với mục đích chính là giảm đau và cải thiện chức năng của cổ chân, được chỉ định trong rất nhiều bệnh lý khác nhau.

Nội soi khớp cổ chân giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý sau:

- Thoái hóa khớp cổ chân: Nội soi làm sạch khớp, lấy bỏ tổ chức thoái hóa, ở giai đoạn cuối có thể làm cứng khớp cổ chân.

- Chấn thương khớp cổ chân: Có thể được phối hợp với mổ mở trong những trường hợp gãy xương hay tổn thương sụn khớp cũng như giúp quan sát rõ ràng mặt sụn khớp.

Một ca phẫu thuật nội soi khớp cổ chân.

- Viêm bao hoạt dịch: Nguyên nhân do chấn thương hoặc chịu lực quá mức, gây đau và sưng nề khớp cổ chân. Viêm thoái hóa khớp (viêm khớp dạng thấp) và thoái hóa khớp cũng gây ra viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân. Nội soi khớp giúp lấy bỏ những tổ chức viêm này.

- U xương đầu dưới xương chày, xương sên: Nội soi khớp cổ chân lấy bỏ tổ chức u, sinh thiết, ghép xương - sụn.

- Mất vững khớp cổ chân: Sửa chữa các tổn thương dây chằng vùng khớp cổ chân.

- Tổn thương impingement cổ chân trước (tổn thương khớp cổ chân ở vận động viên hay cầu thủ bóng đá): Tổn thương này xảy ra khi xương hoặc phần mềm ở phía trước khớp cổ chân viêm. Triệu chứng chính là đau và sưng nề khớp cổ chân, có thể hạn chế động tác gấp cổ chân về phía mu chân hoặc đau khi đi lên dốc. Trên phim X quang có thể thấy xương chồi (osteophyte). Nội soi khớp cổ chân giúp lấy bỏ những tổ chức viêm và xương chồi.

- Xơ hóa trong khớp: Những tổ chức xơ hình thành trong khớp có thể gây đau và cứng khớp cổ chân. Nội soi khớp cổ chân giúp lấy bỏ những tổ chức xơ này.

- Nhiễm trùng: Giúp bơm rửa, làm sạch khớp cổ chân phối hợp với điều trị kháng sinh.

- Dị vật khớp: Mảnh xương, mảnh sụn hay tổ chức xơ là những dị vật nội khớp thường gặp, gây ra đau, lạo xạo trong khớp hay kẹt khớp. Nội soi khớp cổ chân giúp phát hiện và lấy bỏ những dị vật này.

-Tổn thương khuyết xương sụn: Gây ra bởi gãy xương hay bong gân khớp cổ chân. Triệu chứng thường gặp là đau, sưng nề, tiếng lạo xạo trong khớp. Với nội soi khớp cổ chân có thể khoan kích thích bề mặt để tạo sụn hoặc ghép xương - sụn.

- Tổn thương impingement cổ chân sau: Xảy ra khi phần mềm phía cổ chân sau viêm. Đau khi người bệnh làm động tác kiễng chân. Hội chứng chịu lực quá mức này thường gặp ở vũ công. Thường kèm theo mảnh xương phụ (còn gọi là xương tam giác).

- Nội soi chẩn đoán trong những trường hợp đau khớp cổ chân không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng.

Những người dễ mắc bệnh lý khớp cổ chân, bàn chân:

Các đối tượng dễ bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý khớp cổ chân, bàn chân như vận động viên chuyên nghiệp, những người có tập luyện, thi đấu thể thao; những người từ độ tuổi trung niên trở lên; những người làm công việc đứng lâu, đi bộ nhiều, leo cầu thang nhiều; những người thừa cân, béo phì hoặc bị các bệnh lý khác như tiểu đường, gút, viêm khớp dạng thấp,… hoặc có một số thói quen có hại như mang giày cao gót, đi chân đất, ngồi chồm hổm, mang giày dép không phù hợp (quá cứng, quá chật, quá rộng)

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Thoái hóa khớp cổ chân.

Khánh Mai - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm