Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Gãy xương bệnh lý

Gãy xương bệnh lý xảy ra khi một xương bị gãy tại vị trí mà vốn đã bị yếu từ trước đó do tình trạng bệnh tật do đó, dễ bị gãy.

Nguyên nhân làm suy yếu xương bao gồm loãng xương, khối u, nhiễm trùng, và một số rối loạn di truyền nhất định. Ngoài ra, còn có hàng chục loại bệnh và các tình trạng khác có thể dẫn tới gãy xương bệnh lý.

Gãy xương bệnh lý xảy ra như thế nào?

Thông thường, khi một người bị gãy xương, đó là do một va chạm có tác động đột ngột. Chẳng hạn, gãy xương thường gặp nhất trong các môn thể thao va chạm mạnh như bóng đá hoặc khúc côn cầu, trong tai nạn giao thông hoặc tai nạn té ngã.

Gãy xương bệnh lý khác ở chỗ nó thường xảy ra trong một hoạt động bình thường. Ví dụ, nó có thể xảy ra trong khi bạn đang đánh răng, đang tắm, hoặc đang đi đến cửa hàng tạp hóa. 

Làm thế nào để biết bạn có bị gãy xương bệnh lí hay không?

Vì bạn thường không thể nhìn thấy những gì đang xảy ra dưới da khi bạn gặp chấn thương, nên rất khó có thể biết được liệu có phải tình trạng gãy xương có phải là nguyên nhân gây đau cho bạn hay không, và nếu đúng, thì loại gãy xương bạn gặp phải là gì. Do vậy, hãy đến gặp bác sỹ để được đánh giá toàn diện.

Triệu chứng của bất kỳ loại gãy xương nào bao gồm đau từ nhẹ đến nặng, lệch trục chi, bầm tím, sưng tấy, căng tức, tê hoặc ngứa râm ran, và / hoặc khó di chuyển một chi.

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị chụp X quang để xác định xem xương có bị gãy hay không.

Nhưng làm thế nào để bạn biết liệu tình trạng gãy xương có phải là gãy xương bệnh lý hay không? Rất đơn giản:  Bất kỳ bệnh nhân nào bị gãy xương mà không có chấn thương thì nên nghi ngờ là gãy xương bệnh lý.

Tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn

Nhiều xét nghiệm có thể được thực hiện để giúp xác định nguyên nhân gây ra tình trạng gãy xương bệnh lý. Bao gồm:

  • Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm (bao gồm xét nghiệm công thức máu và mức canxi)
  • Chẩn đoán hình ảnh (bao gồm chụp xương và MRI)
  • Sinh thiết xương (lấy mẫu xương, có thể lấy trước hoặc tại thời điểm gãy xương. Loại xét nghiệm này rất hữu ích, đặc biệt là khi nghi ngờ nguyên nhân gãy xương là do khối u hoặc nhiễm trùng)

Kế hoạch điều trị

Để điều trị gãy xương, bạn có thể cần bó bột hoặc đeo nẹp. Đôi khi bạn có thể cần phẫu thuật để đặt nẹp và đinh vít để giữ xương tại chỗ. Bạn có thể phải nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định và cố gắng tránh một số hoạt động liên quan đến một phần nào đó của cơ thể.

Nếu tình trạng gãy xương của bạn là gãy xương bệnh lý, bác sĩ sẽ muốn điều trị nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng gãy xương để giúp ngăn ngừa tình trạng gãy xương sẽ lại xảy ra. Điều trị gãy xương bệnh lý phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân khiến xương yếu. Một số nguyên nhân gây gãy xương bệnh lý có thể làm yếu xương, nhưng không làm thay đổi khả năng hồi phục của xương. Mặt khác, một số nguyên nhân gây gãy xương bệnh lý có thể ngăn ngừa sự lành lại bình thường của xương.

Do đó, một số tình trạng gãy xương bệnh lý cần được điều trị tương tự như gãy bình thường, trong khi một số khác lại cần được chăm sóc đặc biệt.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Một số điều cần biết khi gãy xương

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm