Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu thêm về phương pháp hóa trị điều trị ung thư - Phần 2

Hóa trị là một biện pháp điều trị tích cực, sử dụng các hóa chất để ngăn chặn sự phát triển quá nhanh của các tế bào trong cơ thể.

Chuẩn bị trước hóa trị

Vì hóa trị là một phương pháp điều trị dành cho những bệnh nặng nên việc lên kế hoạch trước khi tiến hành hóa trị là rất quan trọng.

Trước khi tiến hành hóa trị, bạn sẽ phải tiến hành rất nhiều xét nghiệm để biết rằng liệu bạn có đủ khỏe mạnh để tiến hành hóa trị không. Các xét nghiệm này bao gồm kiểm tra tim và xét nghiệm máu để xác định chức năng gan của bạn. Những loại xét nghiệm này còn có thể giúp bác sỹ xác định được loại hóa trị nào nên dùng với bạn.

Bác sỹ cũng có thể sẽ khuyên bạn nên khám răng trước khi bắt đầu hóa trị. Và bởi vì hóa trị ảnh hưởng lên khả năng tự làm lành vết thương của cơ thể, nên bất cứ tình trạng nhiễm trùng nào ở răng hoặc lợi cũng có thể sẽ lan đến khắp cơ thể.

Một số công việc cần chuẩn bị

Bạn nên cân nhắc đến việc chuẩn bị những vấn đề sau trước khi tiến hành hóa trị

Giảm tải công việc: Đa số mọi người có thể làm việc bình thường trong suốt quá trình điều trị hóa trị, nhưng bạn có thể sẽ muốn khối lượng công việc của mình được giảm đi cho đến khi bạn biết được loại tác dụng không mong muốn nào sẽ xảy đến với mình.

Chuẩn bị nhà cửa: Giặt quần áo hoạc làm bất cứ công việc nặng nào trước khi hóa trị bởi sau khi tiến hành hóa trị lần đầu tiên, bạn có thể sẽ rất yếu và không thể làm được những công việc này.

Chuẩn bị sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè: nhờ một người bạn hoặc người thân trong gia đình giúp bạn làm việc nhà, chăm sóc cho thú cưng của bạn hoặc chăm sóc con cho bạn.

Lường trước các tác dụng không mong muốn: Hỏi bác sỹ về loại tác dụng không mong muốn nào bạn sẽ phải trải qua và lên kế hoạch đối phó với nó. Nếu bạn có khả năng sẽ bị vô sinh sau khi hóa trị và bạn lại đang muốn có con, bạn có thể sẽ cần phải dự trữ và đông lạnh tinh trùng, trứng hoặc đông lạnh phôi đã thụ tinh. Bạn có thể sẽ phải chuẩn bị mũ, khăn đội đầu hoặc tóc giả nếu bạn có khả năng bị rụng tóc.

Bắt đầu trị liệu hoặc tham gia nhóm hỗ trợ: Nói chuyện với những người khác, không phải là thành viên gia đình và bạn bè về những việc bạn sắp phải trải qua có thể giúp bạn giữ được thái độ lạc quan. Họ cũng có thể giúp bạn bình tĩnh hơn trước những nỗi lo sợ về quá trình điều tị của bạn.

Tiến hành hóa trị

Hóa trị có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Hóa trị có thể được đưa vào dưới dạng thuốc viên hoặc tiêm trực tiếp vào ven thông qua tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Ngoài 2 cách đó, hóa trị cũng có thể được đưa vào cơ thể theo nhiều cách khác nhau:

  • Hóa trị sẽ được đưa trực tiếp vào khối u, phụ thuộc vào vị trí của khối u. Nếu bạn vừa trải qua việc phẫu thuật cắt bỏ khối u, bác sỹ có thể cấy các đĩa thuốc chậm tan vào cơ thể bạn.
  • Một số loại ung thư da có thể được điều trị bằng kem bôi hóa trị
  • Hóa trị có thể được đưa vào một số phần cụ thể của cơ thể thông qua các phương pháp điều trị  cục bộ, ví dụ như được đưa trực tiếp vào bụng, ngực, hệ thần kinh trung ương hoặc vào bàng quang thông qua niệu quản.
  • Một số loại hóa trị có thể được sử dụng dưới dạng viên bằng đường uống
  • Các loại thuốc hóa trị dạng lỏng có thể được đưa vào bằng việc tiêm.

Địa điểm tiến hành hóa trị phụ thuộc vào cách đưa thuốc hóa trị vào cơ thể. Ví dụ, nếu bạn dùng thuốc hóa trị dưới dạng kem bôi hoặc viên uống, bạn có thể tự điều trị ở nhà. Các phương pháp khác thường được tiến hành tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế.

Lịch tiến hành hóa trị của bạn có thể sẽ được điều chỉnh và thay đổi nếu cơ thể bạn không đáp ứng tốt hoặc cũng có thể tăng lên/giảm đi phụ thuộc vào việc các tế bào ung thư đáp ứng như thế nào với phương pháp này.

Sau khi hóa trị

Bác sỹ điều trị sẽ thường xuyên kiểm soát ảnh hưởng của phương pháp điều trị này, thông qua các chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu. Bác sỹ có thể sẽ điều chỉnh phương pháp điều trị của bạn bất cứ lúc nào.

Quá trình điều trị của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn thường xuyên chia sẻ với bác sỹ về việc hóa trị ảnh hưởng như thế nào đến bạn. Bạn nên nói với bác sỹ về bất cứ tác dụng không mong muốn nào liên quan đến việc điều trị để các bác sỹ có thể đưa ra các điều chỉnh, nếu cần thiết.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc bệnh nhân Ung thư - sẻ chia ấm áp

Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm