Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách nhận biết gãy xương

Nếu không chụp X quang, gần như không thể kết luận được chính xác bạn có bị gãy xương hay không. Nguyên nhân là bởi xương được bao bọc bởi lớp da, cơ và mỡ, khiến tình trạng gãy xương khó có thể quan sát được.

Cách nhận biết bạn bị gãy xương

Một số người tin rằng có thể biết được mình có bị gãy xương hay không bằng cách sử dụng vùng xương đó, chẳng hạn như một vận động viên trẻ tuổi nghĩ rằng chân của mình không bị gãy vì anh ta vẫn có thể đi bộ được. Đó là một sai lầm.

Đôi khi, lý do duy nhất khiến bạn không thể đi lại bằng chân gãy hoặc sử dụng một cánh tay bị gãy là do bạn bị đau. Đôi khi, một vết gãy sẽ không thể chịu được  trọng lượng nặng hoặc không thể hoạt động đúng cách. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, gãy xương vẫn có thể chịu được trọng lượng. Do đó, bạn vẫn có thể đi bộ trên chân bị gãy.

Dấu hiệu gãy xương

Bầm tím

Sự đổi màu của một vết thương cho thấy máu đã thoát khỏi các mao mạch trong khu vực, có nghĩa là mô đã bị tổn thương bên dưới. Bầm tím có thể xảy ra với hầu hết các loại tổn thương mô, bao gồm cả khi máu chảy ra từ xương bị gãy. Khu vực bị bầm tím càng lớn, nguy cơ tổn thương càng sâu, nhiều khả năng là tổn thương sâu vào xương.

Sưng

Gãy xương thường sẽ gây sưng. Sưng có thể là một dấu hiệu cho thấy xương đã bị vỡ. Chấn thương khiến chất lỏng và đôi khi cả máu chảy vào các mô mềm như cơ, mô mỡ, và da. Tất cả các chất lỏng dư thừa này làm cho các mô mềm sưng lên và trở nên căng hoặc cứng. Sưng cũng có thể có nguyên nhân là do các tình trạng bệnh lý khác, nhưng nếu tình trạng sưng xảy ra sau một chấn thương, thì sưng có thể sẽ liên quan đến việc chấn thương.

Biến dạng

Trong tất cả bốn dấu hiệu, biến dạng được coi là dấu hiệu đặc trưng nhất của tình trạng gãy xương. Khi cánh tay hoặc chân bị cong bất thường, thì đó là dấu hiệu cho thấy có một phần xương nào đó đã ở sai vị trí. Tương tự như vậy, nếu xương đâm ra hẳn ngoài da, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị gãy xương và thậm chí là gãy xương hở.

Tiếng rắc

Bạn chắc hẳn đã biết điến cảm giác và âm thanh cứng, giòn khi đi trên sỏi, đá? Khi bạn cảm thấy có cảm giác đó ở dưới da thì đó được gọi là tiếng lạo xạo xương. Trong trạng thái khỏe mạnh, bạn sẽ không cảm thấy như vậy. Khi bạn cảm thấy như vậy, thường là do những mảnh xương bị gãy đang cọ xát với nhau.

Trật khớp

Các vết gãy cương không phải là loại tổn thương chỉnh hình nghiêm trọng duy nhất. Trật khớp - khi một khớp như đầu gối hoặc khớp vai bị trật khỏi vị trí ban đầu thì tìnht rạng này có thể nặng hơn gãy xương. Trật khớp theo định nghĩa là sự biến dạng và gây căng giãn, và đôi khi gây rách, dây chằng và gân. Trật khớp không chỉ gây biến dạng, mà còn có thể gây hạn chế di chuyển hoặc khiến khớp hoàn toàn bất động.

Lời khuyên

Cho dù bạn bị gãy xương ở mức độ nào, bạn nên dùng nẹp tạm thời để cố định vùng xương bị tổn thương. Sau đó, phải đến bệnh viện khám xương khớp để bác sỹ chẩn đoán chính xác tình trạng gẫy xương và có phương pháp điều trị thích hợp, chawngt hạn như bó bột, nẹp hoặc phẫu thuật.

Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, hồi phục vết thương và tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Một số điều cần biết khi gãy xương

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
Xem thêm