Bệnh cường giáp: Nguyên nhân, điều trị và dự phòng
Tuyến giáp là tuyến cơ quan nằm ở phía trước của cổ. Các hormone giải phóng ra bởi tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến gần như tất cả các phần của cơ thể, từ não bộ cho đến da và các cơ. Hormone tuyến giáp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát việc sử dụng năng lượng của cơ thể (quá trình trao đổi chất). Quá trình này bao gồm cả việc kiểm soát nhịp tim và đốt cháy năng lượng của cơ thể.
Phụ nữ có nguy cơ bị cường giáp cao hơn khoảng 10 lần so với nam giới.
Nguyên nhân gây cường giáp
Nguyên nhân gây cường giáp có thể bao gồm:
Bệnh Graves: Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh cường giáp là một bệnh tự miễn có tên là bệnh Graves. Trong bệnh Graves, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể làm tuyến giáp sản xuất thừa hormone tuyến giáp. Bệnh Graves là một bệnh di truyền trong gia đình và thường ảnh hưởng đến nữ giới trẻ tuổi.
Viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp bị viêm do virus hoặc các vấn đề xảy ra với hệ miễn dịch, khiến tuyến giáp sưng to, làm hormone tuyến giáp bị rò rỉ vào dòng máu. Có rất nhiều loại viêm tuyến giáp:
U tuyến giáp: một hoặc một vài khối u sẽ phát triển ở tuyến giáp, dần dần sẽ làm tăng hoạt động của tuyến giáp và tăng lượng hormone tuyến giáp trong máu.
Thừa iod: bạn cũng có thể bị cường giáp nếu bạn ăn, uống hoặc tiếp xúc với những chất chứa quá nhiều iod. Iod được cơ thể sử dụng để tạo ra hormone tuyến giáp. Thực phẩm chức năng có chứa tảo bẹ, rong biển và thuốc amiodarone (thường được sử dụng để điều trị tình trạng tim đập bất thường) là những ví dụ về những sản phẩm có chứa rất nhiều iod.
Thuốc điều trị bệnh tuyến giáp: Sử dụng quá nhiều thuốc có chứa hormone tuyến giáp có thể gây ra ảnh hưởng rất lớn đến tuyến giáp và gây cường giáp. Nếu bạn được kê đơn sử dụng hormone thay thế tuyến giáp (để điều trị bệnh suy giáp), bạn không bao giờ được uống nhiều hơn chỉ định, kể cả khi bạn quên uống thuốc, nếu chưa được bác sỹ cho phép.
Triệu chứng của bệnh cường giáp
Triệu chứng của bệnh cường giáp thường không rõ ràng và thường rất giống triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh khác. Nếu bạn bị cường giáp ở mức độ rất nhẹ, bạn thậm chí còn không thể nhận ra được triệu chứng bệnh. Triệu chứng bệnh cường giáp lại càng đặc biệt khó nhận biết ở người cao tuổi. Tuy nhiên, tuyến giáp tăng hoạt động thường dẫn đến tình trạng khó chịu hoặc thậm chí là khuyết tật, gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn.
Tuyến giáp sưng to, còn được gọi là bướu cổ, là tình trạng xảy ra với đa số những người bị suy giáp. Bạn có thể nhìn hoặc sờ thấy cục bướu ở phía trước cổ. Đôi khi, bướu cũng có thể nhỏ và chỉ có bác sỹ mới có thể phát hiện ra được.
Các triệu chứng khác của tình trạng cường giáp bao gồm:
Nếu bạn gặp phải bất cứ triệu chứng nào trên đây, bạn nên tới khám bác sỹ. Bạn cũng cần nhớ rằng, những triệu chứng trên cũng có thể là do các tình trạng bệnh khác gây ra, từ những vấn đề như lo âu cho đến khối u tuyến thượng thận.
Chẩn đoán bệnh cường giáp
Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán xác định bệnh cường giáp. Xét nghiệm máu sẽ bao gồm việc đo lường lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Đây là một loại hormone được tuyến yên sản xuất ra để kích thích tuyến giáp sản xuất ra hormone tuyến giáp. Ngoài ra, các loại xét nghiệm máu khác bao gồm đo lường lượng hormone tuyến giáp (thường sẽ tăng cao), và đo lường lượng kháng thể kích thích tuyến giáp để kiểm tra xem bạn có bị mắc bệnh Graves hay không. Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm sau đây:
Điều trị bệnh cường giáp
Có rất nhiều cách để điều trị bệnh cường giáp. Trước khi lựa chọn ra phương pháp điều trị phù hợp với bạn, bác sỹ sẽ cân nhắc đến độ tuổi, tình trạng sức khỏe chung của bạn, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân cụ thể gây bệnh cường giáp.
Các lựa chọn điều trị bao gồm:
Thuốc kháng tuyến giáp: đây là loại thuốc sẽ ngăn không cho tuyến giáp sản xuất ra thêm hormone mới. Điều này không có nghĩa là tuyến giáp sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, nhưng với một số người, thì việc dùng loại thuốc này có thể sẽ mang đến những tác dụng phụ nghiêm trọng
Iod phóng xạ: được sử dụng đường uống. Các tế bào tuyến giáp tăng hoạt động sẽ hấp thu rất nhanh lượng iod này và sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt. Iod phóng xạ cũng sẽ dự phòng được tình trạng giải phóng ra hormone tuyến giáp. Lượng iod phóng xạ tồn dư trong cơ thể sẽ biến mất trong khoảng vài ngày. Sẽ mất vài tháng để iod phóng xạ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh cường giáp, và bạn có thể sẽ phải dùng 2 liều iod phóng xạ, nếu cần. Những người điều trị bằng phương pháp này cũng thường sẽ bị suy giáp và sẽ cần sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung hormone tuyến giáp trong suốt phần đời còn lại. Iod phóng xạ sẽ không được sử dụng với phụ nữ mang thai.
Phẫu thuật: để loại bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp. Đa số mọi người phẫu thuật tuyến giáp cũng sẽ phát triển tình trạng suy giáp và cần sử dụng thuốc thay thế hormone trong suốt phần đời còn lại.
Thuốc chẹn beta: để làm chậm nhịp tim. Loại thuốc này sẽ không làm giảm lượng hormone tuyến giáp của bạn nhưng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng liên quan đến tim đập nhanh.
Sau khi điều trị, bạn cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra lượng hormone tuyến giáp của bạn. Bác sỹ có thể sẽ điều chỉnh liều thuốc bạn dùng, phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm.
Biến chứng của cường giáp
Nếu bạn bị bệnh cường giáp, việc thường xuyên đi khám đúng hẹn với bác sỹ trong thời gian dài là một việc vô cùng quan trọng. Bệnh cường giáp không được điều trị hoặc điều trị không kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Các biến chứng liên quan đến bệnh cường giáp bao gồm:
Cơn ngộ độc tuyến giáp là tình trạng diễn biến xấu đi bất ngờ của các triệu chứng cường giáp, có thể gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Đi cấp cứu ngay nếu bạn hoặc người thân bị suy giáp và xuất hiện các triệu chứng sau:
Thông tin thêm trong bài viết: Suy giáp và cường giáp có gì khác nhau?
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.
Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.
Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.