Cho đến nay, Mỹ có hơn 1,2 triệu trường hợp mắc COVID-19, chiếm tới 1/3 số ca nhiễm bệnh trên toàn cầu. Đồng thời, số ca tử vong của Mỹ cũng vượt con số 70.000 trường hợp, chiếm hơn ¼ số trường hợp tử vong trên toàn cầu.
Theo Tạp chí Heathline – tạp chí Y học thường thức uy tín của Mỹ cho rằng nhiều nước đã rút ra cho mình những bài học từ trước và các con số về tỉ lệ mắc và tử vong không cao như dự đoán. Tạp chí này đã đưa ra các ví dụ về các quốc gia đang thực hiện việc kiểm soát dịch bệnh tốt, trong đó có Việt Nam.
“Việt Nam là quốc gia có dân số 92 triệu người, thậm chí có chung đường biên giới với Trung Quốc – nơi khởi nguồn bệnh, mà chỉ ghi nhận 271 trường hợp mắc và thậm chí còn không có trường hợp nào tử vong. Một số nước cũng cho thấy khả năng kiểm soát dịch tốt như Nam Phi với 7572 trường hợp mắc mà chỉ có 148 trường hợp tử vong; hay New Zealand với 1486 trường hợp cũng chỉ có 20 trường hợp tử vong. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ những quốc gia này, khi họ cho thấy sự thành công trong việc kiểm soát dịch cũng như chống lại dịch bệnh cùng lúc.”
“Làm thế nào các quốc gia này có thể làm được như vậy?”
Vấn đề chung của các quốc gia đều là tốc độ lây lan của dịch bệnh và động thái của bản thân họ trước đại dịch. Tờ báo đã chỉ ra một số đặc điểm đặc trưng tại Việt Nam như:
“Việt Nam ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 vào ngày 23 tháng 1. Đến ngày 1 tháng 2, quốc gia này đã đóng của biên giới và thắt chặt visa. Theo các chuyên gia, Việt Nam đã thực hiện phản ứng một cách phối hợp, trên toàn quốc, hạn chế di chuyển đi lại cả trong nước và quốc tế. Đồng thời, Việt Nam cũng cho thấy sự nghiêm túc trong việc thực hiện các chính sách đã đặt ra, với sự tham gia của cả hệ thống quân đội và lực lượng cảnh sát quốc gia.
Điều này dường như trái ngược tại Mỹ, khi phát hiện trường hợp đầu tiên vào đầu tháng 1 nhưng tận đầu tháng 2 mới đặt ra các hạn chế di chuyển. Sau đó chính quyền Mỹ cũng không tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia đến tận ngày 13/3, cũng như không có bất kỳ sự “khóa chặt” nào được đưa ra trên toàn quốc. Điều này khiến các bang tại đất nước này phải tự xây dựng những chính sách riêng lẻ và chắp vá cho từng khu vực để đối phó với COVID-19.
Sự thành công của Việt Nam còn đến từ hệ thống lãnh đạo của đất nước họ. Họ có bộ máy lãnh đạo đặc biệt quyết liệt, dám đưa ra các cuộc tranh luận thẳng thắng minh bạch, do vậy rất được người dân ủng hộ. Việt Nam cũng đã thực hiện một cách khéo léo và dứt khoát trong việc đối phó với các mối đe dọa, khóa chặt biên giới mạnh tay và thực hiện theo dõi trong cộng đồng rộng rãi. Về bản chất, Việt Nam đã thiết lập các biện pháp y tế công cộng cơ bản, nhưng lại mang tính tích cực cao và quan trọng.”
Tiếp cận khác nhau – kết quả giống nhau
Khi so sánh sự khác nhau trong cách tiếp cận giữa 3 nước Việt Nam, Nam Phi và New Zealand, tờ báo cũng đã chỉ ra những thành quả đạt được của cả 3 quốc gia, và cho thấy mỗi quốc gia nên có một cách tiếp cận riêng biệt, theo đặc điểm đặc trưng riêng biệt nhưng vẫn cho một hiệu quả tổng thể.
“Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc ghi nhận trường hợp mắc COVID-19, và họ cho thấy việc ứng phó với vấn đề rất nhanh, như đưa kế hoạch ứng phó với vấn đề từ trước đó. Việt Nam cũng hoàn toàn chủ động và nỗ lực. Tính từ ngày 1 tháng 2, Việt Nam bắt đầu triển khai một loạt các biện pháp nhằm để giảm sự lây lan của COVID-19 như: dừng tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc - một ngày sau khi hai trường hợp đầu tiên được báo cáo, đồng thời quyết định đóng cửa tất cả các trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.
Chỉ vài ngày sau khi quyết định ngừng tất cả các chuyến bay, Việt Nam đã thực hiện đóng cửa biên giới với Trung Quốc - một động thái vô cùng quan trọng. Đồng thời vào tháng 3, chính quyền nước này cũng đưa ra quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Tóm lại, việc Việt Nam áp dụng chính sách sàng lọc hàng loạt, cùng với sự tỉ mỉ và chi tiết trong việc kiểm tra đã góp phần vào thành công của nước này trong việc ngăn chặn các ổ dịch COVID-19 nhỏ lẻ trong khắp cả nước. Những biện pháp họ đặt ra nghe có vẻ tiêu cực, nhưng rõ ràng họ đã thành công.” Tờ BBC cũng nêu rõ: “Việt Nam đã có những hành động sớm và tích cực trong việc ngăn chặn lây lan của COVID-19, và điều này giúp họ tránh khỏi việc suy thoái nền kinh tế.”
“Chúng ta học được gì từ Việt Nam?”
Tờ báo đã chỉ ra những điều mà các nước có thể học tập từ Việt Nam, New Zealand hay Nam Phi.
“Thực sự không có một ma thuật nào có thể ngăn chặn khi đại dịch đã vào “đường ray” và theo đà tiến tới. Tuy vậy, việc đưa ra các biện pháp ban đầu cùng với những hành động quyết đoán và sự phối hợp đồng bộ, thống nhất của toàn thể cộng đồng chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề.
Các chuyên gia cho rằng, hiện tại đã là quá trễ để Mỹ có thể học theo một số cách mà Việt Nam và một vài nước khác đã thành công. Việc nhanh chóng khóa chặt như cách mà Việt Nam đã làm đối với Mỹ bây giờ không khác gì tìm cách ngăn một con thuyền đã giương buồm không di chuyển. Nói cách khác, nó gần như là không thể. Đối với Mỹ, những biện pháp như thực hiện các chiến lược giảm thiểu làm việc, giãn cách xã hội hiện tại là khả thi hơn cả và cần thiết nhất để tránh sự lây lan của dịch bệnh.
Có 2 điểm mấu chốt mà chúng ta có thể học tập họ. Đầu tiên, chúng ta có thể học tập Việt Nam ở việc thực hiện hành động trên toàn quốc, với kế hoạch tập trung và phối hợp đồng bộ, có thể được triển khai nhanh chóng. Đây là điểm rất quan trọng và cần được chuẩn bị kỹ càng trước thời hạn. Lý do đơn giản là các bệnh truyền nhiễm không quan tâm đến việc chúng ta tạo ra biên giới lớn bao nhiêu, hay bất cứ hành động nào mà chúng ta thực hiện sai cách hoặc sai các bước.
Thứ hai, không nhất thiết phải áp dụng một biện pháp nào một cách tiêu cực. Cách tiếp cận của Việt Nam rất khác so với cách tiếp cận của New Zealand, nhưng hiệu quả tại cả 2 quốc gia đều cho thấy rất tốt. Vì vậy, mỗi quốc gia cần phải nhận thức được nguồn lực và đặc trưng văn hóa của đất nước mình để có thể đưa ra các hành động và biện pháp phù hợp nhất.”
Tổng kết
Việt Nam đang thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh, khi mới chỉ ghi nhận hơn 200 trường hợp mắc và chưa có trường hợp tử vong. Các biện pháp chính xác, quyết liệt được chính phủ đề ra cùng với sự ủng hộ của nhân dân chính là những yếu tố quyết định sự thành công, và điều này giúp chúng ta nhận được sự ngưỡng mộ của nhiều nước, nhiều bạn bè trên toàn thế giới.
Tham khảo thêm thông tin tại: Chuyên gia CDC Mỹ chỉ rõ nguyên nhân thành công của Việt Nam trong chống dịch COVID-19
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.