Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn có thể xảy ra khi vết rách ở khu vực hậu môn bị nhiễm trùng hoặc tuyến hậu môn bị tắc

Áp xe quanh hậu môn là gì?

Áp xe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Áp xe hậu môn có thể gây ra:

  • đau
  • mệt mỏi
  • tiết dịch trực tràng
  • sốt

Trong một số trường hợp, chúng có thể dẫn đến rò hậu môn và gây đau đớn cho người bệnh. Rò hậu môn thường xảy ra khi áp xe bị vỡ mở trên bề mặt da. Nếu áp xe hậu môn không được dẫn lưu, nó có thể gây ra nhiều đau đớn và có thể phải phẫu thuật.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh áp xe hậu môn?

Áp xe hậu môn có thể xảy ra khi vết rách ở khu vực hậu môn bị nhiễm trùng hoặc tuyến hậu môn bị tắc. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) cũng có thể gây áp xe hậu môn. Trẻ mới biết đi hoặc trẻ có tiền sử bị nứt hậu môn (rách ở cơ thắt hậu môn) cũng có nguy cơ cao bị áp xe hậu môn sau này. Những vết nứt hậu môn như vậy có thể xảy ra ở trẻ em có tiền sử táo bón. Áp xe hậu môn có nguy cơ cao gấp hai lần ở nam giới so với nữ giới. Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng, là các bệnh viêm ruột khiến cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh
  • Bệnh tiểu đường
  • Hệ thống miễn dịch bị tổn hại do các tình trạng như HIV hoặc AIDS
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn, có thể làm tăng nguy cơ áp xe hậu môn
  • Sử dụng thuốc prednisone hoặc các steroid khác
  • Hóa trị hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Hút thuốc

Nếu không được điều trị, áp xe hậu môn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • lỗ rò hậu môn
  • nhiễm trùng huyết, một tình trạng đe dọa tính mạng do phản ứng của cơ thể bạn với nhiễm trùng
  • Hội chứng Fournier, một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng
Các triệu chứng của áp xe hậu môn là gì?

Đau nhói và liên tục ở vùng hậu môn có thể là một trong những triệu chứng phổ biến và dễ nhận thấy nhất của áp xe hậu môn. Cơn đau thường kèm theo sưng tấy ở vùng hậu môn và đau nhiều hơn khi đi tiêu.

Các dấu hiệu phổ biến của áp xe hậu môn bao gồm:

  • Đau liên tục có thể âm ỉ, đau nhói hoặc nhức nhối ở khu vực hậu môn
  • Táo bón
  • Tiết dịch trực tràng hoặc chảy máu
  • Sưng hoặc đau da xung quanh hậu môn
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Ớn lạnh

Một số người có thể sờ thấy nốt hoặc khối u đỏ, sưng và mềm ở rìa hậu môn. Sốt và ớn lạnh có thể do nhiễm trùng. Bạn cũng có thể bị chảy máu trực tràng hoặc các triệu chứng tiết niệu, chẳng hạn như khó đi tiểu. Áp xe hậu môn cũng có thể xảy ra sâu hơn trong trực tràng, thường xảy ra ở những người bị bệnh viêm ruột. Điều này có thể dẫn đến đau hoặc khó chịu ở vùng bụng. Ở trẻ mới biết đi, thường không có nhiều triệu chứng ngoài các dấu hiệu khó chịu hoặc đau đớn, có thể khiến trẻ trở nên cáu kỉnh. Cũng có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy khối u hoặc nốt xung quanh vùng hậu môn.

Các lựa chọn điều trị áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn hiếm khi tự khỏi mà không cần điều trị. Điều trị có thể bao gồm dẫn lưu hoặc phẫu thuật. Phương pháp điều trị phổ biến và đơn giản nhất là hút mủ ra khỏi vùng bị nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để làm tê khu vực này. Bất kỳ áp lực khó chịu nào cũng nên được giảm bớt, để các mô bắt đầu lành lại. Nếu có áp xe hậu môn cực lớn, có thể phải phẫu thuật gây mê. Trong một số trường hợp, có thể cần phải đặt ống thông để đảm bảo áp xe tiêu hoàn toàn. Áp xe đã được dẫn lưu thường để hở và không cần khâu. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ở lại bệnh viện vài ngày để theo dõi xem có bị nhiễm trùng gì không.

Điều trị sau dẫn lưu có thể bao gồm:

  • Thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu bạn bị suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc nếu nhiễm trùng đã lan rộng. Thuốc kháng sinh không được coi là đủ để tự điều trị nhiễm trùng nhưng có thể được kê đơn sau khi tiêu áp xe.
  • Thuốc nhuận tràng hoặc bổ sung chất xơ. Khi vết thương lành lại sau khi tiêu áp xe, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc nhuận tràng hoặc bổ sung chất xơ để tránh táo bón.
  • Tắm nước ấm. Sau thủ thuật này, bác sĩ có thể hướng dẫn cách giữ vệ sinh vùng kín và có thể khuyên bạn nên ngâm vùng hậu môn bằng nước ấm (không nóng). Ngâm trong nước ấm có thể giúp giảm sưng.
  • Tái khám. Vì áp xe hậu môn có nguy cơ tái phát hoặc phát triển lỗ rò, nên điều quan trọng là bạn phải tái khám. Một nghiên cứu năm 2019, cho thấy thời gian hồi phục trung bìnhlà khoảng 3 đến 4 tuần. Nếu áp xe hậu môn không được điều trị, chúng có thể biến thành các lỗ rò hậu môn gây đau đớn và có thể phải điều trị bằng phẫu thuật. Theo Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật Đại tràng và Trực tràng Hoa Kỳ, khoảng 50% những người bị áp xe hậu môn cuối cùng sẽ phát triển lỗ rò hậu môn và cần phải phẫu thuật.

Cách phòng ngừa áp xe hậu môn

Không có nhiều thông tin về cách ngăn ngừa áp xe hậu môn. Nhưng có một số bước bạn có thể thực hiện, bao gồm:

  • thực hiện các biện pháp để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tìm cách điều trị kịp thời
  • sử dụng bao cao su hoặc các phương pháp rào cản khác, đặc biệt là khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn, để giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây áp xe hậu môn
  • thực hành tốt vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ.
  • điều trị các tình trạng như bệnh Crohn có thể gây áp xe hậu môn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hai vị thuốc dân gian chữa táo bón

Hồng Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm