Công bố đó khiến mọi người có tâm lí, dè trừng và tránh xa dưa muối.
Nhưng trong thực tế dưa muối cũng có những tác dụng tốt nhất định, không nên bỏ qua. Chúng ta có thể phát huy lợi ích cũng như tránh được những tác hại do dưa muối gây ra chỉ bằng cách ăn đúng cách.
Dưa muối có tác dụng kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon miệng, dễ tiêu; bổ sung vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hoá. Nhưng nếu ăn không đúng cách có thể gây ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa... thậm chí dưa cà muối xổi có thể gây bệnh ung thư.
Những loại rau củ quả dùng làm dưa muối thường có sẵn nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Không những thế, các loại nguyên liệu rau củ quả dùng muối dưa thường được bón bằng phân đạm urê nên vẫn còn tồn dư một lượng nitric đáng kể.
Nitric vào dạ dày sẽ kết hợp với các thức ăn thịt, cá, cua, mắm... tạo thành hợp chất nitrosamine, mà nhiều nghiên cứu đã kết luận là chất có khả năng gây ung thư.
Trên thực tế, nếu sử dụng các món dưa muối, cà muối, các loại củ muối đúng cách thì lại rất tốt cho sức khỏe bởi các món ăn dạng này có tác dụng kích thích tiêu hóa nhờ men lactic, đồng thời giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Bởi vậy, hãy biết cách ăn món dưa muối đúng cách để mang lại lợi ích tốt:
- Không ăn các món dưa mới muối, chưa chín hẳn, dưa muối hay cà muối vẫn còn xanh, còn cay…
- Không ăn dưa muối đã 'chín' quá, dưa 'khú', hoặc có mùi lạ…
- Tuyệt đối không ăn dưa muối có hiện tượng nhớt, thâm đen, váng mốc.
- Các bạn nên tự làm món dưa muối để đảm bảo an toàn nhờ việc sử dụng các nguyên liệu đảm bảo chất lượng và ăn đúng thời điểm dưa chín: chọn rau sạch, không chứa các chất hóa học, rửa sạch và để ráo nước trước khi muối, lựa chọn các nguyên liệu đảm bảo an toàn…
- Nên ăn kèm rau xanh, khi ăn dưa muối: ăn kèm với các thực phẩm chống ung thư như rau xanh, hoa quả tươi thì rất tốt cho sức khỏe.
Người có bệnh tim, cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gan, viêm loét dạ dày thì không nên ăn dưa muối chua vì chúng chứa hàm lượng muối nhiều, men tiêu hóa cao, có thể gây ra những biến chứng bất lợi.
Ngay cả với dưa muối đảm bảo vệ sinh cũng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên, không ăn khi bụng đói… vì thói quen ăn mặn sẽ gây hại cho thận, tim và dễ dẫn đến tăng huyết áp.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.
Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.
Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.