Y học có vẻ như là một lĩnh vực chỉ cần sử dụng đến các công nghệ hiện đại và các kỹ thuật tiên tiến nhất. Tuy nhiên, có một số cách chữa bệnh cổ xưa vẫn còn được sử dụng cho đến tận ngày hôm nay. Và bạn biết không, những phương pháp này có thể khiến bạn sởn da gà vì độ kinh dị của nó.
Dưới đây là các phương pháp chữa bệnh có phần 'rợn người' nổi tiếng và hữu hiệu nhất trong lịch sử.
Đây là phương pháp điều trị còn khá mới, chỉ được áp dụng trong khoảng 100 năm qua.
Việc điều trị bao gồm việc sử dụng giòi sống để điều trị vết thương. Vào thời điểm này, các bác sĩ quân y luôn phải tất bật chăm sóc những người lính bị thương trên chiến trường. Và họ nhận thấy vết thương có giòi thường phục hồi nhanh và có tỉ lệ tử vong thấp hơn hẳn người khác.
Đến năm 1928, bác sĩ Johns Hopkins đã tìm ra cách để nuôi dưỡng giòi 'sạch', tức là giòi không mang mầm bệnh trước khi sử dụng trong điều trị. Qua thời gian, trị thương bằng giòi còn được áp dụng trên nhiều lĩnh vực khác, như loét chân do tiểu đường, các vết loét mãn tính ở chân, vết thương sau phẫu thuật và bỏng cấp tính.
Nhưng sự thực thì giòi có khả năng đấy không? Có nhé, vì chúng sẽ tiết ra các enzyme tiêu hóa có thể hòa tan các mô chết hay bị nhiễm trùng, qua đó giúp vết thương nhanh lành hơn.
Với sự xuất hiện của thuốc kháng sinh, phương pháp trị thương bằng giòi dần bị thay thế. Tuy nhiên, khả năng cao là phương pháp này sắp sửa tái xuất giang hồ, vì thời đại 'kháng kháng sinh' đã đến.
Tại Trung Quốc ở thế kỷ thứ IV, các thầy lang đã có ý tưởng cho người bệnh ăn... phân để điều trị tiêu chảy nặng hoặc ngộ độc thực phẩm.
Thậm chí theo nhiều tại liệu thì vào thế kỷ XVI, các bác sĩ còn nghĩ ra món 'canh vàng' - một món canh được nấu từ phân khô hoặc phân lên men.
Phương thuốc này có thể là một phiên bản cổ xưa cho phương pháp 'cấy ghép vi sinh vật trong phân' ở hiện tại (FMT).
Tất nhiên ngày nay chúng ta không cần 'ăn canh' nữa. Thay vào đó, phân sẽ được đưa trực tiếp vào dạ dày hoặc ruột non của người bệnh để cung cấp các vi khuẩn đường ruột, hạn chế sự hoạt động của các vi khuẩn gây hại và đào thải chúng.
Lý do phổ biến nhất cho việc rút máu này là do bệnh thừa sắt (Hemochromatosis) - một dạng rối loạn do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất sắt từ chế độ ăn uống.
Lượng sắt dư thừa được lưu trữ trong các mô và các cơ quan của cơ thể, gây độc cho da, tim, gan, tuyến tụy, và khớp xương. Và đến nay, đây vẫn được xem là lựa chọn duy nhất dành cho căn bệnh này.
Để chữa bệnh này, bác sĩ dùng một cây kim để rút máu từ bệnh nhân, một hoặc hai lần một tuần trong vài tháng hoặc lâu hơn, giúp mức ferritin (một protein tế bào máu có chứa sắt) hạ thấp xuống.
Sau đó, việc rút máu khỏi cơ thể này còn được coi là có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng trong cơ thể và giảm bớt một loạt các bệnh khác.
Các tác dụng phụ thường gặp nhất của phương pháp điều trị này là mệt mỏi, thiếu máu nếu bị rút quá nhiều máu, có khả năng nhiễm trùng.
ECT - liệu pháp sốc điện trị trầm cảm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1930. Và đây có lẽ là liệu pháp nguy hiểm và... tàn bạo nhất từng được biết đến.
Liệu pháp này đưa các xung điện vào não thông qua các điện cực gắn lên trán hoặc cấy trực tiếp vào trong não. Vấn đề là bệnh nhân không được gây mê và dòng điện được sử dụng là khá mạnh, gây ra nhiều đau đớn.
Nhưng thậm chí là hiện nay, ECT vẫn được thực hiện khi bệnh nhân đã được gây mê toàn thân, và với tần suất 3 lần/tuần trong 3-4 tuần.
Nguyên do là vì liệu pháp này cho hiệu quả tốt hơn nhiều so với các loại thuốc trầm cảm khác. Có điều, nó gây ra một số tác dụng phụ như mất trí nhớ, giảm trí nhớ ngắn hạn, đau đầu và buồn nôn và đôi khi là các vấn đề về tim.
Vào thời Hy Lạp cổ đại, ông tổ của nền y học phương Tây Hippocrates tin rằng việc sử dụng nọc độc của ong – bao gồm nhận vết đốt của ong độc, hoặc tiêm nọc ong vào cơ thể - có thể giúp giảm viêm khớp và các vấn đề về khớp khác.
Đó là do nọc độc của ong chứa melittin, một hóa chất được cho là có đặc tính chống viêm.
Điều trị bằng nọc ong được nhiều người tin rằng có thể giúp giảm đau, ngăn ngừa và chống viêm sưng tái phát, giảm mệt mỏi và tàn tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh bại liệt).
Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học của phương pháp này vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Ngoài ra, việc điều trị bằng nọc ong còn có thể gây ra một số rủi ro như kích ứng nhẹ ở da, đau đớn ở các vết đốt. Nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ đe dọa tính mạng của những người bị dị ứng với nọc ong.
Ngày nay, phương pháp này thường được sử dụng ở châu Á, Đông Âu và Nam Mỹ. Ở Hoa Kỳ, nó chỉ được xem như một liệu pháp y học thay thế.
Lobotomy là phương pháp phẫu thuật điều trị gây tranh cãi đối với một số hình thức của bệnh tâm thần.
Phương pháp này khá phổ biến vào cuối thập niên 1930 và vẫn được sử dụng thường xuyên cho đến khoảng giữa thập niên 1950 nhằm giảm số lượng bệnh nhân quá tải trong bệnh viện tâm thần.
Trong phẫu thuật Lobotomy, bác sĩ khoan một lỗ nhỏ trong hộp sọ của người bệnh, tạo vết rạch vào thùy não, sau đó cắt đứt dây thần kinh não kết nối khu vực điều khiển suy nghĩ với các vùng khác của não.
Hiện tại, nhiều bệnh viện áp dụng một phiên bản khác của Lobotomy là Cingulotomy. Các bác sĩ lúc này sẽ phá hủy một số lượng nhỏ của các mô não được cho là hoạt động quá mức - được sử dụng để điều trị những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế nghiêm trọng.
Trepanation là phương pháp phẫu thuật lâu đời nhất, xuất hiện từ thời kỳ đồ đá. Đây là hình thức khoan xương sọ, được thực hiện trong các nền văn minh cổ xưa.
Nó giống như một nghi lễ để thoát khỏi các linh hồn ma quỷ - thứ được cho là nguyên nhân gây ra bệnh tật.
Nghe thì sai, nhưng Trepanning vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay. Y học hiện đại đã cho phép bác sĩ can thiệp vào não, sử dụng kỹ thuật và công cụ để khoan thẳng vào sọ người bệnh.
Mục đích thì có phần hợp lý hơn: giải quyết các vết máu tụ do xuất huyết nội, chấn thương đầu hoặc đột quỵ.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.