Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ăn đậu phụ với những thực phẩm này đạt dinh dưỡng cao nhất, tốt không kém ăn đồ bổ

Đậu phụ là thực phẩm dễ ăn và lành mạnh, nếu biết cách kết hợp với những thực phẩm khác có thể tăng thêm dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.

Y học Trung Quốc từ lâu đã chỉ ra rằng đậu phụ có tác dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt giải độc, bồi bổ cơ thể, dưỡng ẩm, dưỡng huyết, chữa mắt đỏ, giảm tiêu chảy. Cứ 100gr đậu phụ chứa 140-160 mg canxi, đậu phụ là thực phẩm thực vật có hàm lượng đạm tương đối cao, hàm lượng khoảng 45%, hàm lượng chất béo khoảng 20%, hàm lượng chất bột đường khoảng 30%. Đậu phụ cũng chứa nhiều loại axit amin thiết yếu, khoáng chất và vitamin phong phú, cũng như axit béo không bão hòa và lecithin thiếu trong thức ăn động vật.

Wang Xingguo, Giám đốc Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Trung ương Đại Liên, Trung Quốc nói với phóng viên của "Life Times" cũng cho biết protein trong đậu phụ có thể lành mạnh hơn protein trong động vật. Protein trong động vật tuy cơ thể con người dễ hấp thụ và sử dụng hơn nhưng nguồn cung cấp chủ yếu là thịt, sữa, trứng. Những thực phẩm này dễ chứa quá nhiều calo và chất béo bão hòa, làm tăng nguy cơ béo phì, do đó gia tăng bệnh tim mạch, tiểu đường,… nguy cơ bệnh tật. 

Đậu phụ chứa protein tốt và có hàm lượng chất béo thấp. (Ảnh minh họa)

Wang Xingguo cho biết protein đậu nành, vốn chứa nhiều đậu nành, cũng là một loại protein chất lượng cao. Sau khi chế biến đậu phụ, protein sẽ có lợi hơn cho cơ thể hấp thụ và hàm lượng chất béo trong đậu phụ thấp, 80% là axit béo không no, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng lipid máu, bệnh mạch vành,...

Đồng thời, đậu phụ có nhiều chất dinh dưỡng mà thịt đỏ không có: Isoflavones trong đậu nành (nguyên liệu làm đậu phụ) có tác dụng chống oxy hóa và chống lão hóa, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư vú; lecithin có thể tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer’s; đậu nành có hàm lượng glycan thấp, tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Ngoài ra, đậu phụ cũng rất giàu canxi, phốt pho, magiê và các nguyên tố vi lượng khác cần thiết cho cơ thể con người.

Những thực phẩm ăn cùng đậu phụ có thể tăng dinh dưỡng

Đậu phụ thậm chí còn có thể tốt hơn nếu chúng ta biết cách kết hợp đậu phụ với những thực phẩm lành mạnh khác. Bác sĩ Liu Juying, Phó Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Xiangya, Đại học Trung Nam, Trung Quốc liệt kê những thực phẩm ăn cùng đậu phụ có thể tăng gấp đôi dinh dưỡng.

Đậu phụ + cá, thịt, trứng: Đậu phụ rất giàu protein chất lượng cao, nhưng nhược điểm là nó có ít methionine hơn. Methionine là một axit amin thiết yếu cấu thành cơ thể con người và tham gia vào quá trình tổng hợp protein. Thành phần axit amin trong cá, thịt, trứng phù hợp hơn với nhu cầu của con người, đặc biệt giàu methionin, khi kết hợp với đậu phụ rõ ràng có thể đóng vai trò bổ sung protein. 

Các món ăn bạn có thể làm là canh đậu phụ đầu cá, đậu phụ om thịt bằm và đậu phụ trộn trứng.

Đậu phụ + rong biển: Trong đậu phụ có chứa saponin giúp ức chế quá trình hấp thụ chất béo, thúc đẩy quá trình phân hủy chất béo, có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Nhưng saponin có thể thúc đẩy quá trình bài tiết i-ốt và dễ gây thiếu i-ốt, do đó, nấu đậu phụ với các thực phẩm giàu i-ốt như tảo bẹ, rong biển,... sẽ có hiệu quả tốt nhất, chẳng hạn như canh đậu phụ tảo bẹ.

Thường ăn đậu phụ và rong biển, có thể kiểm soát huyết áp, đường huyết và lipid máu tốt, rất thích hợp với người trung niên và cao tuổi.

Đậu phụ + cải thảo: Cải thảo giàu nước, chất xơ và vitamin C, có thể bù đắp sự thiếu hụt chất xơ trong đậu phụ. Đậu phụ xào cải và đậu phụ hầm rau cải là những lựa chọn tốt.

Điều cần nhớ là ăn nhiều đậu phụ sẽ tiêu thụ quá nhiều đạm thực vật, làm tăng thải đạm trong cơ thể và tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, người già và những người bị bệnh thận, thiếu máu do thiếu sắt, bệnh gút, xơ cứng động mạch và những người khác nên kiểm soát việc tiêu thụ đậu phụ. 

Cách nấu đậu phụ dễ gây ảnh hưởng sức khỏe

Ngoài ra, đậu phụ có thể nấu thành nhiều cách khác nhau nhưng có một cách giúp đậu phụ giữ được dinh dưỡng và một cách có thể gây hại sức khỏe hơn. 

Đậu phụ rán nhiều chất béo

Sau khi chiên, bề mặt đậu phụ hơi vàng, vị giòn và đậm đà, đặc biệt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cách nấu như vậy sẽ làm tăng hàm lượng dầu của đậu phụ và nhiệt độ thường quá cao trong quá trình chiên, làm mất nhiều dinh dưỡng của đậu phụ. Nên hạn chế ăn đậu phụ rán.

Đậu phụ đông lạnh bảo quản dinh dưỡng

Nó được sử dụng phổ biến nhất cho lẩu và súp. Sau khi đậu phụ đông lại, nước giữa các mô sẽ đông lại tạo thành nước đá, những tinh thể nước đá này sẽ mở rộng cấu trúc của đậu phụ, có lợi hơn cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể con người. Hơn nữa, về cơ bản đậu phụ không bị mất các chất dinh dưỡng như canxi và protein trong đậu phụ sau khi đông lạnh.

Cách làm đông đậu phụ cũng rất đơn giản, cho đậu phụ đã cắt vào nồi dưới vòi nước lạnh, thêm lượng muối thích hợp, đợi đến khi nước sôi, tiếp tục đun khoảng 1 phút, vớt đậu phụ ra, để ráo rồi cho vào ngăn đá của tủ lạnh.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cách nhận biết đậu phụ có thạch cao, nhiễm nấm

Theo Minh Thùy (Dịch từ Xinhua) - Theo eva.vn
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm