Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 tư thế Yoga giúp giảm táo bón

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về một số tư thế Yoga giúp giảm táo bón trong bài viết dưới đây:

Khi bạn đang bị táo bón nặng, những phương pháp điều trị tại nhà bao gồm bữa ăn giàu chất xơ và tăng lượng nước uống vào. Ngoài ra, theo các chuyên gia các bài tập thực hành khác như yoga cũng sẽ mang lại lợi ích cải thiện táo bón.

Lợi ích của Yoga đối với bệnh táo bón

Thông thường, yoga được biết đến là giúp giải tỏa căng thẳng và tăng cường sự linh hoạt. Thêm nữa, tập yoga cũng sẽ giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn. Khi bị táo bón, điều này có nghĩa là mọi thứ đang bị mắc kẹt trong đường ruột. Di chuyển cơ thể - ví dụ như đi bộ hoặc thực hiện một vài động tác ép cơ đặc biệt sẽ giúp tăng cường nhu động ruột và giúp đường ruột trơn tru hơn.

Trong một nghiên cứu nhỏ vào năm 2021, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tập luyện 3 buổi yoga mỗi tuần trong 3 tháng cho thấy sự cải thiện tình trạng táo bón “đáng kế vè mặt thống kê”– làm tăng chất lượng cuộc sống.

9 tư thế Yoga giúp giảm táo bón   

Rất nhiều tư thế liên quan đến động tác vặn người, giúp bụng căng ra và co bóp ruột. Các tư thế yoga khác cho chứng táo bón tập trung vào việc siết chặt vùng bụng để khuyến khích chuyển động trong hệ thống tiêu hóa.

Đọc thêm bài viết: Tại sao trẻ em nên luyện tập yoga?

Nếu bạn đã đi tập yoga, nói chung những tư thế này sẽ hoạt động tích cực hơn so với những tư thế trong lớp yoga thư giãn, giảm căng thẳng. Vì vậy điều quan trọng cần chú ý đến đó là cần phải chú ý đến cảm giác của bạn. Bạn có thể cảm thấy khó chịu một chút, điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy đau nhói hoặc đau bất thường, hãy thực hiện động tác chậm lại hoặc ngưng luyện tập động tác đó.

Điều quan trọng đó là cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu tình trạng táo bón kéo dài và không cải thiện. Những động tác Yoga này sẽ giúp bạn cảm thấy phục hồi cả về tinh thần và thể chất, nhưng điều quan trọng đó là tìm ra nguyên nhân gốc rễ tình trạng bệnh từ đó quyết định phương pháp điều trị tốt nhất.

Tư thế cây cung (Dhanurasana)

Thực hiện tư thế

  • Nằm sấp với chân duỗi hoàn toàn, hai cánh tay hướng lên trần nhà, mu bàn chân và trán đặt trên mặt sàn
  • Giữ hai đầu gối rộng bằng hông, uốn cong cả hai đầu gối để gót chạm vào mông. Đồng thời đưa hai tay ra sau và nắm lấy mắt cá chân hoặc bàn chân.
  • Sử dụng cơ đùi nhấc hai chân lên hướng trần nhà. Đồng thời nâng ngực, thân trên và vai lên khỏi sàn
  • Giữ xương chậu và xương cụt trên mặt sàn, tiếp tục nâng chân và ngực lên càng cao càng tốt, nhẹ nhàng nhìn về phía trước. Giữ tư thế trong 5 đến 10 nhịp thở

Tư thế này sẽ tạo áp lực của cơ thể lên hông và bụng dưới, giúp kích thích tiêu hóa và bài tiết.

JW Player placeholder image

Tư thế em bé (Balasana)

Thực hiện tư thế

  • Quỳ gối ở trên mặt sàn, mu bàn chân ép xuống sàn
  • Cúi người về phía trước và vươn hai tay lên trước và thả lỏng

Tư thế này rất tốt cho chứng táo bón vì giúp kéo căng hông và các cơ ở phía sau của cơ thể. Tư thế này cũng có tác dụng thư giãn đối với hệ thần kinh, giúp chuyển cơ thể sang thái nghỉ ngơi, giảm phản ứng căng thẳng.

JW Player placeholder image

Nếu bạn đang cần bổ sung các loại men vi sinh, men tiêu hóa hoặc TPBS để cải thiện tình trạng táo bón, hãy liên hệ với Nhà thuốc VIAM thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để được tư vấn với các Chuyên gia, Dược sỹ có uy tín TẠI ĐÂY hoặc Hotline 024 3633 5678.

Tư thế ngồi gập người (Paschimottanasana)

Thực hiện tư thế

  • Ngồi thẳng chân
  • Duỗi nhẹ cánh tay về phía trước, đồng thời giữ lưng thẳng
  • Ngả người về phía trước và cố gặng chạm chân vào ngực
  • Nếu đủ dẻo dai, hãy nắm lấy bắp chân hoặc bàn chân

Tư thế này không chỉ kích thích nhu động ruột mà còn giúp kéo giãn vai, cánh tay, gân kheo, bắp chân và mắt cá chân.

Seated Forward Bend – Paschimottanasana - Arhanta Yoga

Tư thế chiếc ghế (Utakatasana)

Thực hiện tư thế

  • Đứng thẳng với hai bàn chân sát nhau và thả lỏng cánh tay
  • Đưa hai tay ra phía sau, sau đó nhanh chóng đưa hai cánh tay về phía trước và hướng lên trần nhà, hai tay thẳng hàng và lòng bàn tay hướng vào nhau
  • Hạ thấp đầu gối và ngồi xuống. Giữ đùi càng song song với mặt sàn càng tốt. Để tránh gặp chấn thương, đầu gối có thể mở qua ngoài mắt cá một chút nhưng không vượt quá bàn chân.

Tư thế này còn giúp kéo giãn vai, cánh tay, gân kheo, bắp cá chân và mắt cá.

Chair Pose - Utkatasana - The Yoga Collective

Tư thế vặn mình (Ardha Matsyendrasana)

Thực hiện tư thế

  • Ngồi duỗi thẳng chân trước mặt và gập chân phải
  • Đặt bàn chân phải bên ngoài đầu gối trái, đồng thời giữ thẳng lưng
  • Đặt cánh tay phải trên sàn phía sau và xoay thân mình, trong khi đó tay trái ôm chặt đầu gối phải
  • Hít thở vài nhịp rồi đổi bên

Tư thế yoga này không chỉ giúp kéo giãn cột sống, vai và cổ mà còn xoa bóp các cơ và cơ bụng, giúp kích thích hệ tiêu hóa.

JW Player placeholder image

  1. Tư thế vặn xoắn bụng (Jathara Parivartanasana)

Thực hiện tư thế

  • Nằm ngửa trên thảm, đảm bảo lưng chạm đất.
  • Kéo hai đầu gối lên sát ngực với hai chân ép vào nhau. Hai tay mở rộng sang hai bên tạo thành hình chứ “T”.
  • Xoay cả hai đầu gối sang bên phải trong khi đầu quay sang bên trái sau đó làm ngược lại
  • Khi thở ra, tập trung xoay mình một cách tối đa.

Tư thế này không chỉ giúp tăng cường tiêu hóa điều trị táo bón mà còn giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.

Jathara Parivartanasana

Tư thế bà đẻ (Malasana)

Thực hiện tư thế

  • Đứng hai bàn chân rộng hơn hông một chút các ngón chân hơi hướng ra ngoài
  • Hạ đầu gối và ngồi xổm hoàn toàn với mông càng sát mặt đất càng tốt
  • Khi đã ngồi ở tư thế ngồi xổm hoàn toàn, hãy dành thời gian để điều chỉnh bàn chân và tư thế nếu cần. Cố gắng giữ cho gót chân phẳng trên mặt đất.
  • Giữ thân thẳng khi đưa hai lòng bàn tay chắp lại với nhau và banh hai khuỷu tay vào giữa đầu gối để kéo hai chân ra xa nhau.

Tư thế này còn được gọi là tư thế ngồi xổm của yogi, tư thế này bắt chước theo tư thế đào thải tự nhiên của cơ thể.

Garland Pose, Malasana: How To, Tips, Modifications & Benefits |  mindbodygreen

Tư thế chắn gió (Apanasana)

Thực hiện tư thế:

  • Nằm ngửa
  • Kéo đầu gối về phía ngực và ép bụng nhẹ. Giữ tư thế trong 5 đến 10 nhịp thở
  • Cúi cằm sát vào ngực và ấn xương cùng và xương cụt xuống sàn
  • Giữ vai và gáy trên mặt sàn và cố gắng giữ lưng phẳng trên sàn

Bài tập giúp thúc đẩy táo bón, một lợi ích khác đó là tư thế này kéo giãn phần lưng và cột sống của bạn.

Beautiful Woman Practicing Yoga Knees To Chest Pose Apanasana Exercise  Stock Photo - Download Image Now - iStock

Tư thế gập gối vặn người (Parivrtta Anjaneyasana)

Thực hiện tư thế

  • Đứng thẳng hai chân rộng bằng vai, hai tay buông theo dọc cơ thể
  • Bước chân trái ra sau xa nhất có thể, giữ cho gót chân không chạm mặt sàn và chân phải hạ vuông góc
  • Chắp hai tay lên trước ngực
  • Giữ tư thế này, sau đó xoay hông về phía trước và đồng thời xoay thân mình sang phải. Đặt khủy tay trái lên đầu gối phải sau đó nhìn về phía sau. Giữ tư thế trong 5 đến 10 nhịp thở.

Đọc thêm bài viết: Cách tập Yoga tại nhà để đạt được hiệu quả tối đa

Tư thế này giúp cải thiện sự cân bằng ở phần phía trước và phía sau của thân trên, đồng thời kéo căng và tăng sức mạnh cơ đùi, cơ bắp chân và cổ chân.

Parivrtta Anjaneyasana: Revolved Lunge Pose | Yoga | Gaia

Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp kiểm soát và thậm chí ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa. Liên hệ ngay Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo Livestrong) -
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm