Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhận biết và đề phòng rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là hậu quả của một số nguyên nhân nhất định. Nếu tình trạng này kéo dài và không được chữa trị đúng cách thì người bệnh có thể sẽ mắc các chứng bệnh đường tiêu hóa, thậm chí có thể diễn biến xấu thành ung thư đường ruột.

Tiêu hóa là quá trình biến thức ăn thành những chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa để vào máu và nuôi sống cơ thể. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng đến ruột già. Bất kỳ nguyên nhân nào làm thay đổi, cản trở và đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa đều gọi là rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa không phải là một bệnh lý mà là hậu quả của một số nguyên nhân nhất định. Nếu tình trạng này kéo dài và không được chữa trị đúng cách thì người bệnh rất có thể sẽ mắc các chứng bệnh đường tiêu hóa, thậm chí có thể diễn biến xấu thành ung thư đường ruột.

photo-1676522035376

Rối loạn tiêu hóa là sự xáo trộn quá trình tiêu hóa trong cơ thể.

Một số nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

- Bệnh nhân bị viêm đại tràng: Đây là nguyên nhân hàng đầu điển hình gây ra rối loạn hệ tiêu hóa. Viêm đại tràng có thể do lỵ amíp, shigella,… và gây nên hội chứng ruột kích thích.

- Bệnh nhân bị các bệnh lý liên quan đến dạ dày: Viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng,…gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.

- Do bị mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột: Các vi khuẩn đường ruột có tác dụng điều hòa quá trình tiêu hóa, lên men trong đường ruột. Khi có sự mất cân bằng hệ vi sinh vật sẽ dẫn đến sự rối loạn quá trình chuyển hóa thức ăn. Mà nguyên nhân đến sự mất cân bằng đường ruột thường là do lạm dụng kháng sinh và hay gặp nhất ở trẻ em.

- Do chế độ ăn uống: Ăn những thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh; những thức ăn có tác dụng không tốt đến đường tiêu hóa… đều có thể gây rối loạn tiêu hóa; Ngoài ra, ăn uống không đúng bữa, không điều độ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.

- Do sử dụng nhiều thức uống có cồn: Rượu bia sẽ làm mất cân bằng pH dạ dày, rửa trôi các men tiêu hóa và gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.

Rối loạn tiêu hóa biểu hiện như thế nào?

Rối loạn tiêu hóa thường có nhiều biểu hiện triệu chứng khác nhau. Có thể xảy ra đồng thời ở nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa nhưng cũng có thể chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định.

Các triệu chứng thường gặp:

- Cảm thấy chướng bụng: Người bệnh luôn cảm thấy bụng căng, khó chịu đặc biệt là sau khi ăn. Khi đó thức ăn không được tiêu hóa hết, ứ đọng trong ống tiêu hóa gây nên tình trạng khó chịu này.

- Cảm giác buồn nôn, nôn mửa: Do kích thích đường tiêu hóa sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và nôn mửa.

- Ợ hơi, ợ nóng: Các rối loạn tại dạ dày và tá tràng gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng.

- Luôn đau bụng âm ỉ: Đây là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa. Cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, vùng dạ dày và vùng bụng dưới. Ban đầu cảm giác đau nhẹ, sau đó lan rộng và nặng hơn, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc khi bị ngộ độc thực phẩm.

- Bệnh nhân đi đại tiện bất thường: Táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày,… do sự rối loạn chức năng đào thải của đường tiêu hóa. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

- Cảm giác chán ăn: Bệnh nhân thường có cảm giác đắng miệng, không muốn ăn gì. 

photo-1676522038481

Người bị rối loạn tiêu hóa thường đau bụng âm ỉ.

(Ảnh minh họa)

Thông thường, các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa chỉ xảy ra ít và ở mức độ nhẹ. Khi các triệu chứng kéo dài và nặng hơn như: đi ngoài có máu, phân lỏng rắn xen kẽ, sút cân nhanh…bệnh nhân ngay lập tức liên hệ với bác sĩ sớm để được khám và điều trị kịp thời.

Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa

Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, cần xây dựng cho mình một chế độ sống khoa học:

- Nên ăn uống đủ chất: Ăn chín uống sôi và hạn chế các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.

- Khi bị táo bón cần bổ sung nhiều chất xơ và rau xanh, uống nhiều nước... để hỗ trợ quá trình đào thải của cơ thể.

- Cần hạn chế sử dụng các thức uống có cồn.

- Có thể bổ sung men vi sinh, bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Tập thói quen đi vệ sinh mỗi ngày vào một thời điểm.

- Thể thao hàng ngày để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 cách giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm