Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 nhóm thuốc có thể gây mất trí nhớ

Một trong những tác dụng phụ đáng sợ là mất trí nhớ có thể gặp phải do các thuốc kê đơn thường gặp. Có 8 loại thuốc/nhóm thuốc sau đây là nguyên nhân gây mất trí nhớ:

1. Nhóm thuốc an thần nhóm benzodiazepin

Các thuốc an thần có thể là nguyên nhân gây mất trí nhớ do tác dụng an thần của nó có ảnh hưởng chắc chắn một phần lên bộ não. Đặc biệt, tác dụng của những thuốc này liên quan đến việc chuyển từ mất trí nhớ ngắn hạn sang mất trí nhớ dài hạn. Midazolam là thuốc điển hình được cho là có khả năng gây ra tình trạng mất trí nhớ nặng.

2. Nhóm thuốc hạ mỡ máu – hạ cholesterol máu

Nhóm thuốc statin và các thuốc hạ cholesterol máu khác có thể làm ảnh hưởng đến trí nhớ do làm giảm nồng độ cholesterol trong não cũng như trong máu. Lipid trong máu có vai trò thiết yếu trong cấu trúc liên kết giữa các tế bào thần kinh, là cơ sở tạo nên trí nhớ và tiếp thu kiến thức. Vào năm 2012, FDA đã có những thay đổi trong quy định về nhãn thông tin của các thuốc statin để hạn chế nguy cơ gây mất trí nhớ ở bệnh nhân khi sử dụng nhóm thuốc này.

3. Nhóm thuốc chống động kinh

Các thuốc chống động kinh làm hạn chế hiện tượng co giật do làm giảm dòng tín hiệu tại hệ thống thần kinh trung ương, đây có thể là nguyên nhân  gây ra tình trạng mất trí nhớ.

 

 

4. Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện (opioid)

Chức năng của thuốc giảm đau gây nghiện như morphin là ức chế các điểm chốt trên đường dẫn truyền cảm giác đau của hệ thần kinh trung ương và làm mất cảm giác đau, chính tác dụng này gây tăng nguy cơ mất trí nhớ trên người bệnh.

5. Thuốc đồng vận dopamin điều trị bệnh Parkinson

Các thuốc đồng vận dopamin (thuốc điều trị bệnh Parkinson) làm tăng nồng độ dopamin trong não bằng cách ức chế enzyme phân hủy dopamin và làm giảm nồng độ acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh). Sự giảm nồng độ acetylcholin gây suy giảm khả năng nhận thức.

Do đó, các chất đồng vận dopamin có thể gây ra các tác dụng phụ chủ yếu như mất trí nhớ, lú lẫn, hoang tưởng và có các hành vi cưỡng chế.

6. Thuốc trị tăng huyết áp

Các thuốc ức chế beta được cho là nguyên nhân gây ảnh hưởng lên trí nhớ do ức chế norepinephrin và epinephrin - vốn là 2 chất truyền tin hóa học quan trọng của bộ não.

7. Thuốc điều trị tiểu không tự chủ

Những thuốc kháng cholinergic có thể gây mất trí nhớ do ức chế hoạt động của acetylcholin, một chất hóa học truyền tin có liên quan tới các hoạt động của cơ thể.

Nguy cơ mất trí nhớ và giảm nhận thức trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân sử dụng các thuốc điều trị bệnh tiểu không tự chủ trong khoảng thời gian kéo dài hoặc sử dụng đồng thời với các thuốc kháng cholinergic khác.

8. Thuốc kháng histamin trị dị ứng

Tương tự các thuốc điều trị bệnh tiểu không tự chủ, các thuốc trị dị ứng ức chế hoạt động của acetylcholin, chất hóa học truyền tin điều hòa nhiều chức năng của cơ thể.

DS. Nguyễn Thị Phương Dung, DS Võ Thị Hà - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm