Y học cổ truyền chia chứng vị quản thống làm các thể tùy từng thể bệnh mà có những phương thuốc phù hợp. Sau đây là một số món ăn nhằm hỗ trợ điều trị tốt cho người bệnh.
Bài 1: Thịt nạc 100g, nấm rơm 100g, gia vị vừa đủ. Nấm tươi rửa sạch, thịt nạc rửa sạch thái miếng. Sau đó cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Khi thịt chín, nêm gia vị cho vừa miệng.
Bài 2: Gạo tẻ 100g, tiểu hồi hương 6g, gừng tươi 6g, sắc lấy nước, cho gạo tẻ nấu thành cháo loãng. Dùng cho người bị viêm dạ dày mạn tính, yếu lạnh đau bụng.
Bài 3: Đậu tương 100g, dạ dày lợn 1 bộ, rửa sạch, thêm nước vừa đủ, đun nhừ chia bữa ăn. Dùng cho người viêm dạ dày mạn tính, sức khỏe kém.
Bài 4: Dạ dày dê một cái hầm với gừng tươi, riềng và nhục quế (lượng vừa đủ), chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho người bị viêm dạ dày mạn tính thể tỳ vị hư hàn.
Bài 5: Một ít hạt súng, hạt sen, hồng táo, hoài sơn dược, ý dĩ nhân, đẳng sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo nghiền thành bột, mỗi lần lấy 30g, cho vào nước để nóng hoặc cho vào cháo ăn.
Bài 6: Gạo tẻ 30g, hạt sen 20g, khiếm thực 30g, một ít đường trắng. Gạo tẻ vo sạch ngâm 20 phút, hạt sen bỏ tim nếu là hạt sen khô ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng.
Bài 7: Kê 50g, lạc 50g, đậu đỏ 30g, đường phèn lượng vừa đủ. Cho kê, lạc và đậu đỏ ngâm cho nở, sau đó rửa sạch. Cho lạc và đậu đỏ vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, đun lửa to cho sôi, rồi chuyển lửa nhỏ trong 30 phút. Sau đó cho kê vào đun cùng tới khi chín nhừ, thêm đường phèn nêm vừa miệng.
Bài 8: Hoài sơn dược 100g, kê nội kim sống 100g, bán hạ ngâm dấm 60g, triết bối mẫu 40g, nghiền thành bột, mỗi lần 3g, uống với nước, ngày 3 lần.
Các món ăn, bài thuốc trên có thể ăn 3 - 5 lần, sau đó nghỉ 1 tuần lại dùng tiếp. Ngoài ra, để chữa trị hiệu quả phải kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn uống phù hợp. Trước hết người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc hoặc trà đặc. Ăn uống phải đúng giờ, ăn những thứ dễ tiêu hóa. Không nên ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn, tránh để đói hoặc no quá. Khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ. Nên ăn nhiều bữa và số lượng thức ăn trong mỗi bữa có thể ít đi. Hạn chế ăn các thực phẩm ướp hoặc xào rán, ít ăn các thực phẩm mặn và các loại bánh quá ngọt.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.