Làm sao để chọn kem chống nắng có độ bảo vệ tốt và phù hợp với làn da?
Chọn sản phẩm không chứa paraben
Paraben là hóa chất được thêm vào mỹ phẩm chăm sóc da và tóc như một chất bảo quản, giúp chống một số vi khuẩn và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, paraben có thể gây kích ứng da, rối loạn hormone và tăng nguy cơ ung thư. Đặc biệt, với sản phẩm sử dụng hàng ngày như kem chống nắng, bạn cần ưu tiên công thức không có paraben.
Tránh các thành phần dễ gây kích ứng
Theo các chuyên gia da liễu, hương liệu và chất tạo màu là thành phần rất dễ gây kích ứng da, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm. Trong khi đó, chúng không đóng góp gì vào hiệu quả chống nắng của sản phẩm. Bạn nên tránh sử dụng kem chống nắng có chứa quá nhiều những thành phần kể trên.
Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học
Các sản phẩm chống nắng trên thị trường được chia thành 2 nhóm theo cơ chế bảo vệ làn da. Kem chống nắng vật lý (hay kem chống nắng khoáng chất) tạo một lớp màng phản xạ lại tia UV trên da. Trong khi đó, kem chống nắng hóa học lại thẩm thấu vào da, nhằm chuyển hoá tia UV thành bước sóng năng lượng thấp và an toàn với da hơn.
Tùy vào nhu cầu, bạn nên lựa chọn sản phẩm có cơ chế chống nắng phù hợp. Ví dụ, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có làn da nhạy cảm không nên dùng kem chống nắng hóa học. Kem chống nắng vật lý lại dễ trôi khi tiếp xúc với nước, không phù hợp với hoạt động ngoài trời.
Chọn công thức phù hợp với tình trạng da
Một số thông tin cần lưu ý khi chọn mua kem chống nắng.
(Nguồn: Access Healthcare)
Với người có làn da nhạy cảm, sản phẩm chống nắng tối ưu là kem chống nắng vật lý, không chứa hương liệu tổng hợp. Sản phẩm đem lại hiệu quả tức thì sau khi thoa lên da.
Trong trường hợp bạn sở hữu làn da dầu, hãy tìm kiếm sản phẩm chống nắng có khả năng kiềm dầu tốt. Công thức dạng bột như phấn nén chống nắng cũng dễ dàng dặm lại khi cần, giúp bạn loại bỏ dầu nhờn tích tụ trên da.
Khi da đang bị nổi mụn, bạn nên chọn bảng thành phần không chứa chất gây tắc nghẽn lỗ chân lông, hoặc được dán nhãn "non-comedogenic". Benzophenones, dầu dừa, bơ cocoa… là những cái tên nên tránh khi lựa chọn kem chống nắng cho da mụn. Trong khi đó, kẽm oxide – thành phần có trong kem chống nắng vật lý – lại giúp giảm dầu nhờn và kiểm soát mụn hiệu quả.
Chọn sản phẩm "quang phổ rộng"
Sản phẩm chống nắng "quang phổ rộng" (tức Broad Spectrum) có khả năng bảo vệ làn da trước cả tia UVA lẫn UVB. Chỉ số chống nắng SPF thể hiện khả năng chống tia UVB, nên bạn cần chọn sản phẩm có SPF từ 30 trở lên. PA (đi kèm dấu +) là kí hiệu chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng cho da do Hiệp hội Mỹ phẩm Nhật Bản công bố. Sự kết hợp của cả 2 chỉ số này cho thấy sản phẩm đem lại lớp màng bảo vệ da tối ưu trước tác động của tia UV.
Chọn sản phẩm dễ thoa lại khi cần
Kem chống nắng dạng thỏi là lựa chọn của nhiều chị em khi đi ra ngoài.
(Ảnh: Shiseido)
Khuyến cáo của các hiệp hội về da liễu đều khẳng định, bạn cần thoa lại kem chống nắng 2 tiếng một lần để duy trì hiệu quả bảo vệ làn da. Tuy nhiên, với người có lịch trình làm việc dày đặc, hoặc hay di chuyển ngoài trời, việc thoa lại kem chống nắng không hề dễ dàng. Khi đó, bạn nên cân nhắc chọn sản phẩm dạng xịt, dạng thỏi hoặc phấn nén dễ mang theo bên người.
Kem chống nắng tiệp với màu da
Với chị em có làn da trung bình sáng đến da ngăm, một số sản phẩm chống nắng sẽ để lại vệt trắng bệch khi thoa lên da. Để tránh hiện tượng này, bạn có thể dùng kem chống nắng hóa học với khả năng thẩm thấu tốt hơn. Ngoài ra, so với dạng kem đặc, sản phẩm có kết cấu dạng sữa lỏng (lotion) cũng ít gây bết dính, nhờn rít, bí da hay để lại vệt trắng.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Mọi điều bạn cần biết khi chọn kem chống nắng.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.
Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.