Nhiều người đã thắc mắc lý do luôn thèm ăn vặt ngay cả khi đang cố gắng giảm cân.
(Ảnh: iStock)
15h, giống như kim đồng hồ, bộ não bắt đầu thúc đẩy bạn đi đến khu nghỉ ngơi của văn phòng để uống cà phê và dùng đồ ăn nhẹ. Hoặc nếu đang làm việc ở nhà, bạn luôn bị hấp dẫn bởi đồ ăn trong tủ lạnh, cứ 5 phút, bạn lại mở tủ một lần.
Bác sĩ Jennifer Shim, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp từ Bệnh viện Parkway East, Singapore, cho biết hầu hết mọi người đều ăn vặt ít nhất một hoặc hai lần một ngày. Nhiều người đã thắc mắc lý do họ luôn thèm ăn vặt ngay cả khi đang cố gắng giảm cân.
Giáo sư Tai E Shyong - Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa & Quản lý Bệnh mạn tính, Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore - chỉ ra nguyên nhân có thể do bạn đang “điều chỉnh” bản thân muốn ăn vặt.
Vị chuyên gia cho biết trước 5 tuổi, thức ăn đưa vào cơ thể được quyết định bởi hormone, bạn chỉ nạp thức ăn khi cơ thể thực sự cần. Sau độ tuổi này, bạn bắt đầu quyết định được việc ăn uống, tùy ý lựa chọn cách nạp thực phẩm, từ đó, thói quen ăn vặt được hình thành. Nếu không kỷ luật, bạn có thể lấp đầy cơ thể bằng các món ăn nhẹ nhiều đường, nhiều muối và chất béo.
Không đói nhưng muốn ăn
Căng thẳng là một trong những lý do khiến bạn muốn ăn vặt. Giả sử, bạn đang có một bài thuyết trình lớn và phải chuẩn bị trong nhiều ngày. Trong những khoảnh khắc căng thẳng, bạn có thể nạp vào cơ thể đồ ăn vặt không lành mạnh thay vì các bữa ăn chính, hoặc bạn cảm thấy khó cưỡng lại việc ăn vặt.
Bác sĩ Toh Hui Moon - nhà tâm lý học lâm sàng cấp cao tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore - cho biết khi căng thẳng, cơ thể sản sinh hormone cortisol, dẫn đến sự thèm ăn và thúc đẩy động lực ăn tăng lên. Lúc này, thực phẩm đóng vai làm giảm các phản ứng liên quan đến căng thẳng.
Thiếu ngủ cũng có thể là nguyên nhân. Bác sĩ Serene Wong, chuyên gia tư vấn của Bệnh viện Alexandra, Singapore, cho biết việc thiếu ngủ có ảnh hưởng đến lượng hormone ghrelin - một loại hormone kích thích sự thèm ăn và hormone leptin - giúp báo hiệu cảm giác no, ngăn chặn cơn đói.
Khi giấc ngủ bị gián đoạn, 2 loại hormone này bị tác động, khiến cơ thể thay đổi chế độ ăn hoặc mức độ thèm ăn của chúng ta.
Ngoài ra, ăn sai cách, không ăn đủ hoặc bỏ bữa trưa cũng khiến bạn thèm ăn vặt vào buổi chiều. Bác sĩ Lynette Goh, chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, chỉ ra việc ăn quá ít có thể dẫn đến việc thèm ăn và hấp thụ calo nhiều hơn từ các bữa ăn vặt.
Buồn chán, vận động cơ thể hay các tương tác xã hội như bắt chuyện với đồng nghiệp, bạn bè cũng là nguyên nhân thúc đẩy bạn ăn vặt.
Ăn vặt có thể tốt cho sức khỏe
Ăn vặt là nguyên nhân dẫn đến tăng cân và các bệnh về tim mạch, đột quỵ. Tuy nhiên, chúng vẫn thường xuất hiện trong kế hoạch ăn kiêng của nhiều người. Trên thực tế, những người đang cố gắng tăng cơ sẽ muốn ăn nhẹ thường xuyên và bổ sung các bài tập cần thiết để tránh mất khối lượng cơ bắp.
Bác sĩ Lynette Goh cho biết đồ ăn vặt lành mạnh thực sự có thể thúc đẩy trao đổi chất và ngăn ngừa việc ăn quá nhiều vào các bữa tiếp theo. Nếu khoảng cách giữa bữa trưa và bữa tối là trên 4 tiếng, bạn có thể sử dụng một lượng nhỏ đồ ăn vặt lành mạnh. Điều quan trọng là bạn cần chọn đồ ăn vặt ít calo, nhiều chất xơ, sử dụng trà hoặc cà phê không đường.
“Điều này sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, ngăn chặn cơn đói, hạn chế việc ăn quá nhiều hoặc sử dụng đồ ăn vặt nhiều chất béo”, vị chuyên gia nói.
Bác sĩ Jennifer Shim cũng đồng ý với quan điểm trên, bà cho rằng ăn vặt lành mạnh sẽ là một thói quen tốt, giúp tăng cường năng lượng làm việc, nhất là khi bạn có dấu hiệu mệt mỏi.
Nếu bạn thực sự đói, hãy chọn một món ăn nhẹ lành mạnh, có chứa chất xơ hoặc protein, chẳng hạn như một miếng trái cây tươi, một hũ nhỏ sữa chua ít béo, một chút hạt không ướp muối hoặc bánh quy giòn nguyên hạt kết hợp với pho mát ít béo.
Nếu không cần thiết phải ăn nhẹ để tập luyện hoặc đang cố gắng giảm cân, có một số cách có thể giúp bạn tránh khỏi tình trạng thèm ăn vặt như ăn no vào bữa chính với đầy đủ các chất dinh dưỡng, giữ bản thân bận rộn để tránh xa cảm giác nhàm chán...
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 thực phẩm người bệnh gan nhiễm mỡ nên ưu tiên trong thực đơn.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?