Bạn có bao giờ để ý rằng thức ăn cay hoặc hăng có thể khiến cơ thể bạn có mùi không? Bạn có thể đoán rằng một suất bánh mì tỏi hoặc món hành phi vàng óng sẽ ảnh hưởng đến hơi thở của bạn, nhưng bạn có biết rằng các thực phẩm khác trong chế độ ăn uống của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể của bạn không?
Bạn có thể biết rằng mồ hôi có liên quan đến mùi cơ thể, nhưng có một lý do khiến bạn thường ngửi thấy mùi gì đó nồng nặc hơn từ vùng nách và vùng háng. Tình trạng này gây ra chủ yếu bởi sự bài tiết của các tuyến mồ hôi Apocrine và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các cá nhân.
Mùi cơ thể này có thể tăng lên hoặc giảm đi, bởi sẽ bị ảnh hưởng tùy thuộc vào những gì bạn ăn. Chẳng hạn như thức ăn cay khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, hay những thực phẩm giàu lưu huỳnh như tỏi sẽ thải mùi này qua mồ hôi.
các loại thực phẩm khác nhau sẽ tác động đến mùi cơ thể bạn theo những cách khác nhau.
Về cơ bản, những thực phẩm tác động đến mùi cơ thể nhiều nhất là những thực phẩm chứa nhiều axit sulfuric. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn, những thực phẩm có thể gây ra sự thay đổi mùi hương của bạn và cách thức hoạt động của các thực phẩm này.
Gia vị
Các loại gia vị như cà ri, thì là và cỏ cà ri có thể gây ấn tượng mạnh khi chúng bám vào lưỡi và răng của bạn. Những loại gia vị này không chỉ lưu lại hàng giờ trong hơi thở của bạn mà còn có thể dính vào tóc, da và quần áo của bạn. Những loại gia vị này cũng chứa các hợp chất dễ bay hơi có thể hấp thụ vào máu và giải phóng qua tuyến mồ hôi, dẫn đến mùi đặc trưng của chúng toát ra trên khắp người bạn.
Tỏi và hành tây
Tỏi và hành tây là nguyên nhân gây hôi miệng. Đối với một số người, chúng còn có thể tăng cường trao đổi chất, làm ấm cơ thể và đổ mồ hôi. Chính điều này có thể khiến vi khuẩn trên da hòa lẫn với mồ hôi mà bạn tiết ra qua tuyến apocrine, dẫn đến tích tụ mùi khó chịu.
Thịt đỏ
Nếu bạn là người yêu thích bít tết thì đây là một nguồn mùi cơ thể khác mà bạn nên biết. Khi bạn ăn thịt đỏ, nó có thể tiết ra các protein không mùi qua mồ hôi. Nhưng khi những protein này trộn lẫn với vi khuẩn trên da, mùi của chúng sẽ tăng lên.
Rau họ cải
Các loại rau yêu thích của bạn cũng có thể gây ra một số mùi không mong muốn. Các loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải, cải Brussels và súp lơ trắng giải phóng axit sulfuric. Mùi hương này được tăng cường bởi mồ hôi, hơi thở hoặc chính không khí.
Măng tây
Nếu măng tây là một phần trong chế độ ăn chay thường ngày, bạn có thể nhận thấy tác dụng của nó đối với việc đi tiểu. Măng tây có chứa thioester và methanethiol là các hợp chất lưu huỳnh bị phân chia thành các thành phần hóa học gây ra mùi cơ thể. Điều này làm cho nước tiểu của bạn có mùi lưu huỳnh nồng nặc. Nhưng vì mỗi người chuyển hóa thức ăn một cách khác nhau nên không phải ai cũng trải qua điều này.
Rượu bia
Một ly rượu vang trong bữa tối cũng có thể gây ra một số mùi không mong muốn. Rượu được chuyển hóa thành axit axetic, được giải phóng qua lỗ chân lông trên da cũng như qua hơi thở của bạn.
Cá
Cá có thể là một trong những thực ảnh hưởng đến mùi cơ thể của bạn. Trong những trường hợp rất hiếm, cơ thể chúng ta chuyển đổi một sản phẩm phụ từ hải sản gọi là choline thành trimethylamine có mùi tanh. Hợp chất này đi qua cơ thể bạn và được giải phóng qua hơi thở và da của bạn.
Nhưng những người mắc hội chứng mùi cá (trimethylaminuria) có mùi tanh từ các loại thực phẩm khác, bao gồm đậu, bông cải xanh, súp lơ, đậu phộng và các sản phẩm từ đậu nành. Nhưng tình trạng cực kỳ hiếm gặp này chỉ ảnh hưởng đến một số người và hầu hết mọi người đều có thể ăn cá mà không cần lo lắng.
Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.