Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 công dụng của tỏi không phải ai cũng biết

Không chỉ là gia vị phổ biến trong mỗi bữa ăn, tỏi còn có rất nhiều công dụng cho sức khỏe mà nhiều người không biết.

7 công dụng của tỏi không phải ai cũng biết

Tỏi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Theo một nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ), một người trưởng thành khỏe mạnh có thể tiêu thụ đến 4 tép tỏi mỗi ngày. Với nhiều thành phần dược liệu tự nhiên, tỏi có thể tăng cường chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

1. Dinh dưỡng trong tỏi

Theo Live Strong, mỗi 100 g tỏi cung cấp 150 calo, 33 g carbs, 6,36 g protein và giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali...

2. Trị cảm cúm thông thường

Bổ sung tỏi hàng ngày giúp cơ thể chống lại cơn cảm lạnh thông thường. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances In Therapy, việc bổ sung tỏi mỗi ngày giúp cung cấp nhiều allicin, làm giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm. Đặc biệt điều này có thể làm giảm hơn 70% thời gian bị cảm, như từ 5 ngày có thể giảm xuống còn 1,5 ngày.

Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

7 cong dung cua toi khong phai ai cung biet hinh anh 1

Ăn tỏi hàng ngày có thể giúp bạn phòng ngừa nhiều căn bệnh. Ảnh: Medicalnewtoday.

3. Trị mụn trứng cá

Theo Medical Daily, ít người biết rằng tỏi là một trong những dược phẩm điều trị mụn tại chỗ tự nhiên có hiệu quả cao. Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn. Ở dạng phân hủy, allicin chuyển hóa thành axit sulfenic, tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do, giúp phòng ngừa sẹo mụn, các bệnh ngoài da và dị ứng.

4. Giảm huyết áp

Ăn tỏi mỗi ngày giúp cơ thể duy trì mức huyết áp ổn định. Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Theo ước tính đăng trên tạp chí Khoa học về dược phẩm Pakistan, khoảng 600-1.500 mg chiết xuất tỏi mang lại hiệu quả trong 24 tuần như loại thuốc Atenolol mà người cao huyết áp thường sử dụng.

Ngoài ra, do tỏi có chứa polysulfides, các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp.

5. Phòng chống ung thư

Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ăn tỏi hàng ngày với việc chống lại ung thư dạ dày và đại trực tràng. Các hợp chất alli giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể. Theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, tỏi có thể làm giảm tỷ lệ các khối u ung thư.

6. Cải thiện hệ xương

Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương như kẽm, mangan, vitamin B6, vitamin C. Lượng mangan cao, cùng với các enzyme và chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và sự hấp thụ canxi.

Ngoài ra, tỏi còn làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố estrogen. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytotherapy Research, dầu tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh.

7. Ngăn ngừa nguy cơ sinh non

Nhiễm vi khuẩn trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu. Các nhà khoa học thuộc Phòng Dịch tễ học, Viện Y tế Cộng đồng Na Uy phát hiện các hợp chất kháng sinh trong tỏi có khả năng giảm nguy cơ sinh non tự phát.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Để có hơi thở thơm mát sau khi ăn tỏi

Phương Mai - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm