Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Một số phương pháp ăn uống khỏe mạnh trên thế giới

Việt Nam được có nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Các món ăn Việt Nam được biết đến là tốt cho sức khỏe vì có sự phổi hợp hài hòa giữa đạm của thịt cá với tinh bột của cơm, cùng với rau xanh. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc, vậy, chế độ ăn tại các quốc gia khác có tốt cho sức khỏe không, và nếu có, thì tốt như thế nào chưa?

Một số phương pháp ăn uống khỏe mạnh trên thế giới

Hãy cùng tìm hiểu những người bạn của chúng ta đến từ những nền văn hóa khác thưởng thức bữa ăn của họ như thế nào nhé.

Ăn chậm kiểu Pháp

Ở Pháp, người ta ăn chậm và thưởng thức bữa ăn, giúp giảm lượng calo hấp thu vào cơ thể, đặc biệt là với nam giới. Do vậy, khi ăn bữa ăn kiểu Pháp bạn nên từ tốn cùng tận hưởng bữa ăn trong thời gian dài và thật thoải mái cùng bạn bè.

Chia làm nhiều phần nhỏ kiểu Nhật

Đĩa ăn nhỏ nghĩa là bạn sẽ nạp vào ít calo hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn đĩa/ bát thức ăn lớn có xu hướng tăng cân, béo phì và kém mạnh khỏe. Bạn nên khai vị bằng món súp nhẹ cùng với nhiều nước. Ngoài ra, người Nhật truyền thống không ăn nhiều thịt đỏ và khoa học đã chứng minh rằng, thói quen này của người Nhật rất tốt cho sức khỏe.

Ăn nhiều gia vị kiểu Ấn

Đồ ăn Ấn có rất nhiều thảo dược, gia vị như nghệ, cà ri, gừng và quế, các nguyên liệu này có nhiều chất chống oxy hóa và có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra đồ ăn còn được làm nóng để làm người ăn ăn ít đi.

Ăn kiểu “Địa Trung Hải” ở Hi Lạp

Có nhiều nền văn hóa và kiểu ăn khác nhau khắp vùng Địa Trung Hải, nhưng kiểu ăn truyền thống của Hi Lạp đã được chứng minh làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư, bữa ăn chỉ bao gồm trái cây và rau xanh, có nhiều phô mai hơn sữa, nhiều cá hơn thịt. Dĩ nhiên mọi thứ đều nhúng trong dầu ôliu, một loại dầu chứa nhiều chất béo tốt cho cơ thể và một ít rượu vang.

Uống rượu vang đỏ kiểu Ý

Nghiên cứu cho thấy uống rượu vang với lượng vừa đủ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điểm mấu chốt ở đây là “vừa phải”, nghĩa là không quá 1 ly với nữ và không quá 2 lý với nam. Uống nhiều hơn số lượng này thậm chí sẽ có hại cho cơ thể.

Ăn đồ lên men kiểu Na Uy

Đò ăn có thể ngâm trong nước, muối hoặc gia vị... để làm thay đổi bản chất hóa học và hương vị của thức ăn. Đây gọi là quá trình “lên men” và đồ ăn lên men chứa rất nhiều probiotics – lợi khuẩn giúp tăng cường hấp thu qua hệ tiêu hóa. Thức ăn được lên men có thể là rau, quả, thịt, cá, sữa… Ở Na Uy, thời gian lên men cá hồi thường lên đến 1 năm và họ sẽ ăn sống cá hồi đã lên men với một chút rau.

Ăn trộn kiểu Hàn

Nhà hàng thường phục vụ khách bằng rau tươi, súp, bánh gối, kimchi (bắp cải muối cay), thịt, trứng, cá và thịt lợn – trong một bữa ăn! Nhiều loại thức ăn khác nhau không chỉ khiến người ăn thích thú hơn mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nữa, nhưng có thể khiến bạn ăn nhiều hơn, vậy nên mỗi loại chỉ nên ăn một ít.

Bữa phụ có bánh mì kiểu Thụy Sĩ

Việc theo dõi lượng tinh bột mà bạn tiêu thụ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong chế độ ăn kiểu Mỹ, nhưng không phải mọi loại tinh bột đều như nhau. Loại bánh mì nguyên cám phổ biến ở Thụy Sĩ có lợi cho sức khỏe hơn, nó không chỉ điều hòa đường huyết tốt, khác với bánh mì trắng, mà còn nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 lợi ích của việc ăn chậm
Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm